Người dân xã Xăm Khòe tích cực trồng rau vụ đông xóa đói - giảm nghèo

Người dân xã Xăm Khòe tích cực trồng rau vụ đông xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Xăm Khòe là một xã có điều kiện KT -XH còn nhiều khó khăn của huyện Mai Châu với 654 hộ và 2.784 nhân khẩu. Thế nhưng vài năm lại, đây tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm khá mạnh (trung bình mỗi năm giảm gần 10%). Để có được sự chuyển biến vượt bậc này, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, xã Xăm Khòe đã biết khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh để phát triển trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với trồng rừng.

 

 Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã  37% , hiện nay chỉ còn 6,81%. Một trong những nguyên nhân quan trọng để Xăm Khòe giảm tỷ lệ hộ nghèo là việc tranh thủ được các chương trình giảm nghèo bền vững như: chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng NTM, Chương trình 134, Chương trình 135...Thông qua các chương trình này,  nhân dân đã được hỗ trợ con giống, cây giống để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển trồng rừng và chăn nuôi theo chiều sâu, mang lại hiệu quả. Với địa hình chủ yếu là đồi mía, đây là chủ trương đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nơi đây. Đồng chí Hà Thế Hùng,  Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã khẳng định: Bằng biện pháp tích cực tuyên truyền thông qua các kênh thông tin rồi xuống tận nhà văn hóa xóm, đến hộ gia đình cán bộ, xã đã dần dần thay đổi nhận thức của bà con. Song song với công tác tuyên truyền, xã phối hợp với trạm KN -KN, phòng NN & PTNT tìm ra hướng phát triển phù hợp cho bà con như: tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển những diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, mướp đắng; nuôi gia súc, gia cầm, nhờ vậy, nhiều hộ trong xã đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

 

Ban đầu, xã tổ chức cho bà con tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, áp dụng các tiến bộ KH -KT vào trồng các loại cây như: khoai tây, mướp đắng, đậu tương, rau màu vừa tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa giúp tăng thu nhập cho các hộ dân trên cùng một đơn vị canh tác. Sau đó là việc giao đất, tạo điều kiện vay vốn, mở rộng sản xuất, nhất là trong chăn nuôi và trồng rừng. Hiện tại, toàn xã đã trồng mới trên 20 ha rừng chủ yếu là cây luồng, đây là loại cây dễ sống, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng và cho thu nhập tương đối cao. Song song với trồng rừng, xã cũng tập trung phát triển thế mạnh trong trồng các loại rau màu truyền thống với tổng diện tích gần 400 ha trong đó, diện tích 142 ha lúa, trên 56 ha ngô,  trên 10 ha rau, đậu... Chúng tôi được giới thiệu đến thăm mô hình V -A-C của gia đình anh Nguyễn Văn Bình, xóm Xuân Tiến, 1 trong những mô hình phát triển kinh tế điển hình cho thu nhập cao của xã. Anh cho biết: Hiện nay, gia đình anh trồng trên 100 gốc táo ăn quả, mỗi năm cho thu nhập trên 50 triệu đồng. Cứ hết vụ thu hoạch, anh lại chủ động cắt tỉa rồi tranh thủ trồng xen các loại cây rau màu khác, vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa tạo nguồn thức ăn cho cá. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu về hàng trăm triệu đồng.

 

Những nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích đã tạo động lực để các hộ nghèo nơi đây có điều kiện sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh phát triển các loại cây rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi cũng là một thế mạnh của vùng. Đến thời điểm này, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã có gần 12.000 con, trong đó có 650 con trâu, 144 con bò, gần 1.500 con lợn, trên 130 con dê và gần 10.0000 gia cầm các loại. Với hình thức chăn nuôi mang tính hàng hóa, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã góp phần tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ dân, điển hình như gia đình ông Ngần Văn Uần, xóm Xun với mô hình chăn nuôi kết hợp với xay xát. Từ khi bắt tay vào chăn nuôi cho đến nay, thu nhập của gia đình ông đã dần ổn định và có điều kiện để con cái học hành. Nhờ sự cần cù, chịu khó nên không chỉ có gia đình ông Uần mà rất nhiều hộ dân khác đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Để người dân yên tâm đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi, xã Xăm Khòe đã thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng tránh bệnh cho đàn gia súc, bảo đảm cho gia súc phát triển tốt về chất lượng, số lượng.

 

Từ những kết quả trên cho thấy, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Xăm Khòe đã thực sự đi đúng hướng khi chọn chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp phát triển chăn nuôi và trồng rừng để xóa đói, giảm nghèo, trở thành bài học tiêu biểu cho các xã của huyện Mai Châu.

 

 

 

                                                                       Thanh Hạnh

                                                            (Đài TT-TH Mai Châu)

 

Các tin khác


Giá vàng sáng 20/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 20/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục