Mô hình trồng mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Thượng Bì.

Mô hình trồng mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Thượng Bì.

(HBĐT) - Mùa đông giá lạnh nhưng những cây mít trong vườn nhà bà Bùi Thị Ện (xóm Bơ Bờ, xã Thượng Bì, huyện Kim Bôi) vẫn ra quả sai trĩu từ gốc sai lên. Mùi thơm của quả chín tỏa ra khắp vườn. Mỗi kg mít bán tại vườn có giá từ 20.000 - 30.000 đồng. Cây mít đang là một sự lựa chọn mới và khá hiệu quả của nhân dân xã Thượng Bì.

 

Đồng chí Bùi Văn Thụ, Chủ tịch UBND xã Thượng Bì cho biết: Mô hình trồng mít được triển khai thí điểm tại 21 hộ dân xóm Bơ Bờ từ năm 2010 với tổng diện tích 1,3 ha. Mỗi hộ trồng từ 10 - 20 cây. Năm 2012, cây bắt đầu cho quả bói, năm 2013 - 2014 cho thu khá với sản lượng khoảng 10 tấn /ha. Khi cây lớn, sản lượng sẽ tăng lên nhiều. Mít ra quả thành chùm từ dưới gốc, chùm sai. Giống được trồng tại đây là giống mít Thái, vừa ngon, có vị ngọt, thơm, hạt nhỏ, ít xơ, nhiều quả và to, vỏ mỏng, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định.

 

Theo đánh giá của những hộ trồng mít ở xóm Bơ Bờ, đây là loại cây phù hợp với nhiều chất đất, nhất là đất gò đồi. Cây mít Thái dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100 kg quả /năm. Ngoài ra, khi cây mít còn nhỏ, bà con vẫn có thể trồng xen sắn, khoai lang... vào vườn mít để tăng giá trị sử dụng đất.

 

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây mít Thái, bà Bùi Thị Ện, xóm Bơ Bờ cho biết: Mít Thái dễ trồng nhưng phải thường xuyên tưới nước, bón phân, tốt nhất là phân chuồng. Liều lượng hợp lý để hạn chế xơ đen, quả bị nứt. Tuổi thọ của mít Thái ngắn, không quá 10 năm tuổi, vì thế muốn cây phát triển tốt thì không được để rong xanh bám vào cây, thường xuyên kiểm tra cắt tỉa cành và cọ rửa những vết bám vào thân cây. Sau mỗi lần hái quả cắt bỏ bớt cành thừa để giúp quả to và ngọt. Ngoài ra, khi cây ra quả non nên tỉa bỏ những quả đầu cành, chỉ giữ lại những quả ôm thân và gần gốc. Nếu cây còn nhỏ chỉ giữ lại khoảng 10 quả /cây. Khi cây trưởng thành, số quả giữ lại sẽ nhiều hơn. Đặc biệt, mít Thái trồng càng lâu năm, múi sẽ càng có vị ngọt đậm, thơm ngon hơn mít ta.

 

Sau 4 năm trồng thử nghiệm cho thấy, cây mít Thái phù hợp với điều kiện đất và khí hậu khu vực Thượng Bì (Kim Bôi). Cây ra quả và cho thu hoạch quanh năm với hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn những cây trồng khác trên địa bàn.

 

Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên hiện nay, bà con Thượng Bì đang còn khá lúng túng khi trên cây mít Thái bắt đầu xuất hiện sâu bệnh, nhất là sâu bệnh làm thối quả gây sụt giảm năng suất. Thực tế này rất cần sự quan tâm, vào cuộc của cơ quan chuyên môn để cây trồng hiệu quả này phát triển ổn định và ngày càng được nhân rộng trên địa bàn xã Thượng Bì nói riêng, huyện Kim Bôi nói chung.

           

 

 

                                                                           Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục