Mô hình nuôi dê sinh sản của ông Bùi Đình Thi, xóm Lương Cao tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gia đình.

Mô hình nuôi dê sinh sản của ông Bùi Đình Thi, xóm Lương Cao tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gia đình.

(HBĐT) - Trong các năm 2012 - 2014, Dự án Giảm nghèo giai đoạn II đã đầu tư, hỗ trợ cho hộ, nhóm hộ nghèo trên địa bàn xã Lạc Lương (Yên Thủy) thực hiện mô hình liên kết thị trường và các tiểu dự án sinh kế nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý kinh tế hộ, tạo việc làm tại chỗ cho bà con. Cũng từ đây, người dân tham gia liên kết và tiểu dự án sinh kế đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo, đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo bền vững.

 

Ông Bùi Văn Dương, trưởng nhóm nuôi ong xóm Yên Tân trước khi tham gia mô hình sinh kế có hoàn cảnh khó khăn, nơi ở còn là nhà tạm. Được dự án hỗ trợ con giống, kỹ thuật nuôi ong lấy mật, từ chỗ có 2 đàn nay ông đã nhân lên hơn 40 đàn, thu nhập bình quân 2 - 3 triệu đồng /tháng. Hiện gia đình ông đã thoát cảnh hộ nghèo, xây được nhà mái bằng kiên cố. Gần đó có ông Bùi Đình Thi, xóm Lương Cao sau gần 2 năm được dự án hỗ trợ nuôi dê sinh sản, ông đã phát triển đàn dê nuôi lên gần 10 con, tạo nguồn sinh kế lâu dài, thu nhập ổn định.

 

Theo đồng chí Bùi Văn Phầy, Chủ tịch UBND xã Lạc Lương, toàn xã có 8 xóm với 1.420 hộ, 5.604 nhân khẩu, có tới 70% số hộ được hưởng lợi dự án Giảm nghèo. Dự án đã hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ sản xuất, các hoạt động KT -XH của các nhóm. Năm 2014 có 43 tiểu dự án được thực hiện với tổng vốn hỗ trợ trên 2, 6 tỷ đồng, tập trung vào các mô hình sinh kế nuôi lợn sinh sản, dê sinh sản, nuôi ong lấy mật và trồng mía tím. Qua thống kê có 12 nhóm nuôi dê với 159 hộ hưởng lợi, tổng số 318 con dê, vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng, nay đàn dê đã tăng lên 332 con. 4 nhóm nuôi lợn sinh sản với 63 hộ hưởng lợi, tổng số 63 con lợn nái, hiện có 42 nái đẻ và 21 nái đang chửa. 3 nhóm nuôi ong lấy mật với 38 hộ hưởng lợi, 114 đàn, hiện đã cho 350 lít mật thu trên 52 triệu đồng. 7 nhóm trồng mía tím với 102 hộ hưởng lợi, diện tích 23,8 ha, thu lãi 130 - 150 triệu đồng /ha, cá biệt có nhóm hộ lãi 180 - 200 triệu đồng /ha. 10 nhóm trồng bí xanh với 144 hộ hưởng lợi, diện tích 33,5 ha, năng suất 220 tạ /ha, thu lãi từ 50 - 60 triệu đồng /ha.

 

Bên cạnh đó, mô hình xây dựng liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh được triển khai trong các năm 2013, 2014 tại các xóm giúp nông dân kết nối, hợp tác với doanh nghiệp thu mua, tạo thị trường sản phẩm ổn định. Toàn xã đã thành lập 10 nhóm liên kết thị trường trồng mía đường nguyên liệu với 160 hộ hưởng lợi, tổng diện tích 41 ha tham gia liên kết, trong đó, dự án hỗ trợ nguồn vốn trên 1,3 tỷ đồng. Cụ thể có 12 ha trồng mới và 28, 84 ha chăm sóc chu kỳ II, năng suất bình quân ước đạt 85 tấn /ha, cá biệt có hộ đạt năng suất đạt từ 90 - 100 tấn /ha, thu lãi 40 - 50 triệu đồng /ha. Tại các xóm cũng đã hình thành liên kết thị trường trồng lạc giống vụ đông năm 2014 với 3 xóm, 60 hộ hưởng lợi, tổng diện tích 19,7 ha. Các nhóm đang thu hoạch lạc giống với năng suất bình quân ước đạt 35 tạ/ha, thu lãi từ 20 - 25 triệu đồng.

 

Đồng chí Chủ tịch UBND xã khẳng định: Dự án Giảm nghèo đã tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển KT -XH. Nếu giai đoạn trước, dự án tập trung ưu tiên cải thiện về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi thì ở giai đoạn II, người dân, đặc biệt là hộ nghèo được hưởng lợi trực tiếp bằng hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng về KH -KT, quản lý kinh tế nhóm hộ, tạo việc làm tại chỗ và hỗ trợ tiếp cận thị trường hàng hóa đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 49,8% (năm 2013) xuống còn 40,1% (năm 2014). Nhân dân thêm tin tưởng thực hiện, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không có tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, an ninh nông thôn được giữ vững.

    

 

 

                                                                     Bùi Minh

        

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục