Nông dân xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc) chủ động nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc vào vụ rét.

Nông dân xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc) chủ động nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc vào vụ rét.

(HBĐT) - Thời tiết vụ đông xuân trên địa bàn huyện Tân Lạc thường xảy ra rét đậm, rét hại, những đợt sương giá, sương muối khiến nguồn thức ăn thô, xanh bị thiếu hụt nhiều.

 

Ngay từ đầu vụ, cán bộ khuyến nông – khuyến lâm, thú y viên cơ sở đã tích cực vận động nhân dân tận dụng rơm rạ sau thu hoạch lúa mùa, phơi khô làm thức ăn dự trữ. Bên cạnh đó, UBND huyện chỉ đạo bà con tích cực gieo trồng cây vụ đông, trong đó, đặc biệt chú trọng đến các loại cây có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Một số xã như Phú Vinh, Phú Cường, Mỹ Hòa chỉ đạo nhân dân chăm sóc tốt cho diện tích mía thu hoạch vào đầu xuân, dành một phần làm thức ăn chăn nuôi, nhiều hộ còn mở rộng diện tích trồng màu, chọn các loại cây phụ phẩm thức ăn chăn nuôi như chuối. Bà con nông dân toàn huyện đã trồng được 60 ha ngô gieo dày, chuẩn bị 12.000 cây rơm đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ trong cả vụ.

 

Theo đồng chí Vũ Quang Hùng, Phó phòng NN & PTNT huyện, công tác lãnh, chỉ đạo sản xuất chăn nuôi luôn được huyện quan tâm, chú trọng. Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển sản xuất trâu, bò hàng hóa. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp hàng năm, chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập không nhỏ. Riêng năm 2014, sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng khoảng 450 tấn, bò 300 tấn, thịt lợn hơi xuất chuồng gần 5.000 tấn, 1.000 tấn thịt gia cầm. Đối với đàn gia súc vụ đông - xuân, công tác phòng - chống đói, rét, dịch bệnh được chỉ đạo tận từng thôn, xóm, bản, kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Đến nay, cơ bản các hộ chăn nuôi đã có ý thức tốt về phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi tu sửa, củng cố, làm mới chuồng trại, dự trữ thức ăn. Nhờ vậy, các loại dịch bệnh nguy hiểm gần đây không phát sinh, gây thiệt hại cho sản xuất. Các dịch bệnh tụ huyết trùng, tiên mao trùng trâu, bò, phó thương hàn, tả lợn, tụ huyết trùng, hen phổi gia cầm… xảy ra lẻ tẻ nhưng khống chế kịp thời, không để lây lan diện rộng.

 

Thực hiện kế hoạch tiêm phòng vụ đông - xuân, trạm Thú y đã tổ chức, triển khai tiêm phòng cho đàn vật nuôi với tổng số 140.000 mũi tiêm các loại THT, LMLM trâu, bò, 3 “bệnh đỏ” ở lợn. Kết thúc đợt phun khử trùng, tiêu độc vừa qua, trạm đã cấp 552 lít thuốc, tương đương phun cho trên 1 triệu m2 chồng trại, tập trung cho khu vực kinh doanh sản phẩm động vật, các nơi đông dân cư. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ duy trì thường xuyên đối với hầu hết động vật và sản phẩm động vật vận chuyển vào địa bàn, trên các chợ và tụ điểm buôn bán sản phẩm động vật. Trạm còn thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền chấp hành pháp luật về vệ sinh thú y đến các hộ kinh doanh, xử lý nghiêm cá nhân vi phạm pháp lệnh thú y… góp phần ngăn ngừa dịch bệnh, an toàn vệ sinh thú y, đảm bảo VSATTP, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

 

Đến nay, tổng đàn trâu của huyện xấp xỉ 14.000 con, xấp xỉ 8.000 con bò,  xấp xỉ 43.000 con lợn (không tính lợn sữa) và 509.000 gia cầm, trên 1.900 con dê. Huyện đã tích cực chỉ đạo sản xuất, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn… tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống dịch bệnh để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.

 

 

 

                                                                      Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục