(HBĐT) - Đến xã Bình Thanh (Cao Phong) hỏi về mô hình chăn nuôi và đem lại thu nhập cho người dân nhất, phần lớn người dân nơi đây đều nói mô hình nuôi dê. Để tìm hiểu điều này, chúng tôi được khuyến nông viên xã đưa đi thăm mô hình nuôi dê của một vài hộ. Điển hình như hộ gia đình anh Nguyễn Xuân Bách ở xóm Lòn.

 

Anh Bách chia sẻ: Sau khi xây dựng gia đình cuộc sống hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm đi làm thuê hết chỗ xa rồi lại về gần, cơ cực mà cuộc sống chẳng khấm khá. Nhiều đêm suy nghĩ anh quyết định về quê lập nghiệp, lúc này thấy anh em, bạn bè trong xóm đưa con dê về nuôi thấy phù hợp và cho hiệu quả. Nhận thấy đây là cơ hội, tôi bàn tính với gia đình đầu tư vào nuôi dê núi. Năm 2006, gia đình mua 8 con ở Sơn La, lúc đó giá có 36.000 đồng/kg. Sau vài năm, đàn dê bắt đầu sinh sản. Đến nay, anh có hơn 50 con dê, những lúc nhiều tổng đàn lên tới 60 - 65 con. Khu nuôi nhốt dê của anh Bách cách nhà ở chừng nửa cây số. Khu chuồng nuôi được rào chắn cẩn thận và đặc biệt, cạnh chuồng có khu sân chơi cho dê là những phiến đá nhỏ, những cây bương, cây luồng rất thoáng mát.

 

Dê là động vật ăn tạp, thức ăn chúng ưa thích là cây rừng, lá rừng, lá sung, mít... Nuôi dê tận dụng được bãi chăn thả là đồi núi nên ít tốn kém thức ăn. Anh Bách cho biết: “Từ khi nuôi dê đến giờ cũng có vài lần vì chúng bị bệnh. Vừa nuôi vừa tích lũy thêm kinh nghiệm, đến giờ đàn dê mà bị bệnh chướng hơi hay đi ngoài là tôi xử lý được ngay. Ngoài ra, để hạn chế dê không bị bệnh, không nên thả dê vào sáng sớm, khi đó ngọn cỏ, lá cây còn ướt sương dê ăn vào rất dễ bị đi ngoài”.

Dê của gia đình anh Bách chủ yếu là dê núi đá với hình dáng nhỏ nhưng được các thương lái ưa chuộng. Năm 2014, anh xuất bán được 3 tạ với giá 130.000 - 140.000 đồng/kg, cho thu nhập 40 triệu đồng.

 

Trao đổi với ông Lê Thanh Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thanh được biết: Hiện nay, tổng đàn dê của xã có gần 400 con, tập trung nhiều nhất ở xóm Lòn. Nhờ tận dụng đồi núi nuôi dê đã giúp nhiều hộ dân cải thiện cuộc sống. Nhiều hộ còn vươn lên làm giàu như gia đình anh Nguyễn Xuân Bách, Nguyễn Văn Châu...

 

 

 

                                                              Đình Thủy

                                                  (Trung tâm khuyến nông)

 

 

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục