Công nhân Công ty TNHH GGS Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) được đào tạo nghề trước khi vào làm việc tại Công ty.

Công nhân Công ty TNHH GGS Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) được đào tạo nghề trước khi vào làm việc tại Công ty.

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi về công tác đào tạo nghề của tỉnh, đồng chí Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH khẳng định: Thời gian qua, mặc dù gặp khó khăn nhưng công tác đào tạo nghề của tỉnh đã cơ bản đạt được các chỉ tiêu đề ra. Năm 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 41%. Năm 2015, tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45%. Đặc biệt, thời gian qua, tỉnh đã phát triển các mô hình dạy nghề linh hoạt gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu của thị trường để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển KT -XH của tỉnh.

 

Trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình đào tạo nghề gắn với nhu cầu tuyển dụng việc làm của doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến Công ty TNHH GGS Việt Nam 100% vốn đầu tư Hàn Quốc có trụ sở tại KCN bờ trái sông Đà. Sở LĐ -TB&XH giao chỉ tiêu cho Trung tâm dạy nghề các huyện: Cao Phong, Kỳ Sơn, Đà Bắc và TP Hoà Bình liên kết với Công ty GGS đào tạo nghề may cho 700 lao động. Theo thống kê đã có 320 người lao động được đào tạo nghề cho Công ty GGS. Ngoài ra, với hình thức đạo tạo nghề vừa học vừa làm tại doanh nghiệp, Công ty CP Lạc Thủy (thuộc Tổng Công ty Đức Giang  - CTCP) tại xã Cố Nghĩa - Lạc Thuỷ liên kết với Trung tâm dạy nghề huyện đào tạo nghề may cho khoảng 150 lao động ngay tại xưởng. Công ty CP May XNK SMAVINA Việt Hàn đào tạo nghề được 500 lao động. Công ty CP XNK 3/2 đào tạo nghề được 300 lao động. Qua khảo sát dạy nghề tại các doanh nghiệp cho thấy, hầu hết học viên tốt nghiệp dạy nghề đều có việc làm ngay với mức lương khởi điểm khoảng từ 3 triệu - 3, 5 triệu đồng/người/tháng.

 

Thời gian qua, mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh đã có bước phát triển nhanh, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng, ngành, giữa nhu cầu và năng lực đào tạo. Hiện nay, toàn tỉnh có 41 cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp, 10 trung tâm dạy nghề công lập, 4 trung tâm thuộc các hội, đoàn thể, 3 trung tâm ngoài công lập và 19 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề cơ bản đã năng động, linh hoạt hơn trong việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề của thị trường lao động. Theo thống kê của Sở LĐ -TB&XH, từ đầu năm đến nay, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã tuyển và tổ chức dạy nghề cho 6.145 lao động, trong đó, 154 người có trình độ trung cấp nghề, 5.991 người có trình độ sơ cấp và học nghề dưới 3 tháng.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Thanh Thuỷ, hiện nay, công tác đào tạo nghề của tỉnh cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù nhu cầu của xã hội đối với người lao động có tay nghề rất lớn với nhiều ngành nghề đa dạng nhưng công tác dự báo nghề còn hạn chế. Người lao động học nghề có việc làm nhưng chưa bền vững. Nhu cầu của thị trường lao động cũng thường xuyên biến đổi, có tình trạng khi người lao động học nghề xong thì nghề đó không còn phù hợp với điều kiện của địa phương hoặc thực tế chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Cùng với đó, kinh phí dành cho công tác đào tạo nghề còn hạn hẹp, chủ yếu vẫn trông chờ vào ngân sách T.Ư nên chỉ lựa chọn một số đối tượng nhất định. Luật Giáo dục nghề nghiệp mới ra đời, trong đó sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm GDTX được thực hiện ở 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn chưa có hướng dẫn cụ thể, lúng túng trong quá trình thực hiện cũng gây trở ngại cho công tác đào tạo nghề ở các địa phương.. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, trước hết, theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp cần quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Củng cố đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Có định hướng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để định hướng lại thị trường lao động và xác định các ngành nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt chú trọng mở rộng các mô hình đào tạo nghề gắn với việc làm theo phương châm “Có chỗ làm việc mới đào tạo nghề”. Đa dạng hoá đào tạo nghề gắn với thị trường lao động như: mở các sàn giao dịch lưu động ở các địa phương, tư vấn dạy nghề và việc làm, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

 

 

                                                                                Hương Lan

 

 

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục