Cán bộ Công an tỉnh hướng dẫn Công ty TNHH Nissin ở KCN Lương Sơn thực hiện các quy định về PCCC.

Cán bộ Công an tỉnh hướng dẫn Công ty TNHH Nissin ở KCN Lương Sơn thực hiện các quy định về PCCC.

(HBĐT) - Ông Komatsuzaki Kiyoaki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sankoh Việt Nam cho biết: Công ty có 100% vốn đầu tư Nhật Bản, chuyên sản xuất linh kiện điện tử, được thành lập năm 2003 với quy mô sản xuất 2 triệu sản phẩm/năm.

 

Năm 2006, Công ty mở rộng sản xuất và xây dựng thêm nhà xưởng II, tổng diện tích đất hiện nay 14.648,6 m2. Năm 2011, Công ty đã mở rộng SX-KD tại xã Xuất Hóa (Lạc Sơn). Hiện nay, tổng số lao động của cả hai nhà máy giao động hơn 1.400 người. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty luôn chú trọng thực hiện tốt công tác ATVSLĐ - PCCN. Trong quá trình sản xuất, Công ty giảm tối đa tỷ lệ hàng hỏng, giảm giờ làm thêm, lượng rác thải, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân các dây chuyền. Đơn vị đã thành lập mạng lưới an toàn viên; bố trí cán bộ làm công tác ATLĐ và tổ chức huấn luyện cho người lao động. Năm 2014, có 523 người được huấn luyện. Đơn vị có phòng y tế và bố trí 2 cán bộ y tế  cùng tủ thuốc, thuốc, khu nhà xưởng có tủ thuốc cấp cứu tương đối đầy đủ và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Về công tác PCCC, Công ty đã thành lập đội PCCC với 23 đội viên và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC  Nhờ làm tốt công tác ATVSLĐ - PCCN năm 2014, Công ty Sankoh được tặng giấy khen của Cục ATLĐ (Bộ LĐ-TB&XH). 

Cùng tham gia đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATVSLĐ-PCCN tại Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam ở KCN Lương Sơn. Đón tiếp đoàn, ông Ichiro Oda, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp (tính đến thời điểm kiểm tra) là 143 người, trong đó lao động người nước ngoài 4 người. Số lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có 18 người. Công ty có 13 cán bộ làm công tác ATVSLĐ, trong đó có 1 chuyên trách, 12 bán chuyên trách và đã xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động năm 2015. Công ty đã thực hiện kiểm định và khai báo sử dụng 7 thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ đến cơ quan chức năng, có nội quy an toàn, quy trình vận hành an toàn các loại máy móc, thiết bị tại nơi làm việc. Đơn vị đã tổ chức huấn luyện công tác ATVSLĐ cho 64 người thuộc nhóm III theo quy định tại Thông tư số 27, ngày 18/10/2013 của Bộ LĐ-TB&XH. Đã bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc nguy hiểm độc hại. Thực hiện đầy đủ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và đo kiểm tra môi trường năm 2015. Bên cạnh đó, Công ty đã chú trọng công tác an toàn về PCCC, thành lập đội PCCC cơ sở và tổ chức huấn luyện, được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, tổ chức thực tập phương án chữa cháy phối hợp tại cơ sở  (năm 2014)... 

Đồng chí Khuất Thị Thuỷ, Phó trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho rằng: Đó chỉ là 2 trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi vào đầu tư đã tìm hiểu về pháp luật của Việt Nam. Trong đó xác định công tác ATVSLĐ -  PCCN là nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Khi các ngành chức năng mở lớp tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia tương đối đầy đủ. Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ -PCCN, các doanh nghiệp đã có hoạt động thiết thực. Đặc biệt, khi đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, bên cạnh ghi nhận kết quả đã đạt được trong công tác ATVSLĐ-PCCN đã đưa ra một số kiến nghị, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hỏi rất kỹ, đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn để có giải pháp khắc phục trong thời gian tới theo đúng nội dung và thời hạn quy định.

 

                                                                               P.V

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục