Cây mắc ca đang trong trong quá trình trồng thử giai đoạn năm thứ 3 tại huyện Lạc Thuỷ.

Cây mắc ca đang trong trong quá trình trồng thử giai đoạn năm thứ 3 tại huyện Lạc Thuỷ.

(HBĐT) - Đến thời điểm này, cây mắc ca - một loại cây lâm nghiệp cho quả đã được đưa vào trồng khảo nghiệm tại tỉnh ta được trên 10 năm. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm như chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, giá trị xuất khẩu cao, giống cây này cũng có nhiều điểm cần lưu ý để xác định vùng trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và giống…

 

Qua trao đổi với đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT: Năm 2003, Trung tâm Giống cây trồng đã tiến hành khảo nghiệm trồng 400 cây mắc ca với các dòng khác nhau bao gồm cả cây ghép và cây thực sinh có nguồn gốc từ dự án MaccaDamia (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam). Quá trình trồng, nghiên cứu cho thấy đây là cây trồng mới có những yêu cầu nghiêm ngặt về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, nhất là vào thời kỳ cây ra hoa, đậu quả, nhiệt độ và độ ẩm không được quá cao hoặc quá thấp, nhiệt độ thích hợp để thụ phấn dao động 20oC – 25oC. Tính từ năm thứ 5, thứ 6 sau trồng, cây cho quả, sang đến năm thứ 8 – 10 cho quả ổn định. Có một thực tế là tỷ lệ đậu quả trong thụ phấn của bản thân cây mắc ca rất thấp. Điều kiện nhiệt độ, thời tiết thời kỳ ra hoa quyết định đến năng suất của cây trồng này. Với tỉnh ta, thời kỳ ra hoa, thụ phấn của mắc ca gặp khá nhiều bất thuận do trùng với khí hậu khắc nghiệt mùa đông (trong khoảng tháng 1 – 3), nhiệt độ xuống thấp, có nhiều ngày rét đậm, rét hại, có kèm sương muối.

 

Đến nay, trên địa bàn tỉnh, ngoài diện tích 1 ha trồng khảo nghiệm đã có một số địa phương đưa vào trồng thử cây mắc ca như Lạc Thuỷ với diện tích 5 ha đang ở giai đoạn năm thứ 3. Năm 2015, UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho 1 doanh nghiệp là Công ty CP Đầu tư Phát triển Sơn Thịnh đầu tư trồng thử mắc ca với diện tích khoảng 29 ha tại xã Thung Nai. Đồng thời, giao Sở NN & PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có văn bản chỉ đạo định hướng chỉ trồng mắc ca ở những nơi đã khảo nghiệm thành công.

 

Hiện Bộ NN & PTNT đã công nhận 10 giống mắc ca, trong đó có 3 giống quốc gia và 7 giống tiến bộ kỹ thuật. Cả nước hiện trồng trên 2.000 ha cây mắc ca, chủ yếu ở Tây Nguyên, định hướng đến năm 2020, tổng diện tích cây mắc ca vào khoảng 10.000 ha, tập trung ở các tỉnh vùng Tây Nguyên và khu vực Tây Bắc. Bộ NN & PTNT cũng khuyến cáo chỉ trồng ở những nơi đã khảo nghiệm khẳng định hiệu quả, không trồng tràn lan để tránh rủi ro và nguy cơ thất thu cho nông dân.

 

Đồng chí Phó Giám đốc Sở NN & PTNT nhấn mạnh thêm: Với tỉnh ta cần tiếp tục khảo nghiệm, sản xuất thử để xác định tính thích nghi các tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây mắc ca, đồng thời so sánh hiệu quả kinh tế với các cây trồng lợi thế của tỉnh như cây ăn quả, cây công nghiệp, rau các loại… Trên cơ sở xác định vùng trồng phù hợp cần thực hiện giải pháp gói kỹ thuật. Lưu ý nữa khi đưa mắc ca vào trồng là chỉ trồng những giống đã được công nhận, được nhân giống vô tính (cây ghép, chiết) từ các dòng có năng suất, chất lượng cao. Các doanh nghiệp vào tỉnh triển khai trồng nhất thiết phải đảm bảo các điều kiện và tổ chức phát triển trồng mới gắn với cơ sở chế biến, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi từ sản xuất, tiêu thụ đến chế biến, tránh rủi ro về đầu ra sản phẩm như một số cây trồng khác.

 

Để có chiến lược phát triển cây mắc ca bền vững, cấp uỷ, chính quyền các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân không trồng cây mắc ca một cách tự phát, nóng vội nhằm tránh những rủi ro, thiệt hại cho sản xuất trong khi quá trình khảo nghiệm, đánh giá còn chưa ổn định, cho những kết quả khác nhau.

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục