Mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở xã Hợp Thành đem lại giá trị cao, thu nhập bình quân từ 100 - 200 triệu đồng/ha.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở xã Hợp Thành đem lại giá trị cao, thu nhập bình quân từ 100 - 200 triệu đồng/ha.

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Văn Khang, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn, một trong những điểm nhấn sản xuất nông nghiệp của huyện những năm qua là bước đầu đã xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng các loại cây trồng.

 

Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng bình quân toàn huyện đạt trên 5.300 ha/năm, trong đó diện tích lúa trên 2.100 ha, năng suất bình quân đạt trên 56 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt trên 14.500 tấn, bình quân đầu người đạt trên 450 kg/năm. Cùng với duy trì diện tích cấy lúa hàng năm, những năm qua Kỳ Sơn đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng bí đỏ, mướp đắng, phật thủ, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ, ớt, dưa chuột... cho giá trị thu nhập bình quân đạt từ 100 - 200 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người dân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tổng đàn trâu có trên 4.406 con, 2.230 con bò, 23.796 con lợn, 329.335 con gia cầm. Trong đó, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi có mức thu hàng trăm triệu đồng/năm, như mô hình chăn nuôi lợn thả rông kết hợp chăn nuôi gà thả vườn và ao cá của anh Trịnh Văn Yên ở thị trấn Kỳ Sơn; chăn nuôi lợn của gia đình chị Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Thị Nhu ở xóm Tôm, gia đình ông Nguyễn Quang Tám ở xóm Hải Cao, xã Hợp Thịnh... Kinh tế đồi rừng phát triển, từng bước hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. 5 năm qua, toàn huyện đã trồng rừng gắn với cải tạo rừng nghèo, trồng rừng sau khai thác được trên 2.510 ha. Độ che phủ của rừng ổn định đạt 52%.

 

Chính từ đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã từng bước làm thay đổi đời sống người dân, bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp toàn huyện năm 2015 ước đạt 340,48 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2010, tỷ trọng ngành chiếm 28,82% trong cơ cấu kinh tế. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng NTM của huyện. Năm 2015, huyện có xã Hợp Thịnh về đích đạt chuẩn NTM, xã Mông Hóa đạt 16 tiêu chí, 4 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 3 xã đạt từ 7 - 9 tiêu chí.

 

 

 

                                                                              Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục