Na lòng hồ được người dân ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon và không có thuốc ủ.

Na lòng hồ được người dân ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon và không có thuốc ủ.

(HBĐT) - Xóm Tháu, xã Thái Thịnh là một trong những xóm lòng hồ đặc biệt khó khăn của thành phố Hòa Bình. Xóm chỉ có hơn 40 hộ dân sống cheo leo trên những đỉnh đồi khu vực lòng hồ sông Đà. Chính vì vậy, diện tích đất tự nhiên ở đây chủ yếu là đất đá vôi, độ dốc cao, rất khó canh tác. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, bằng sự nỗ lực tìm tòi, cần cù lao động, những người nông dân xóm Tháu đã biến khó khăn thành lợi thế khi gây dựng thành công mô hình na dai trên đất đá vôi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

 

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là mùa na bắt đầu chín rộ. Na lòng hồ được ưa chuộng ngoài yếu tố quả to, ngọt sắc còn bởi những quả na này đều là na mới, chín cây và là na sạch, không có thuốc bảo quản nên rất đảm bảo. 

 

Chúng tôi đến xóm Tháu vào giữa vụ na đang chín rộ. Lúc này, đến nhà ai cũng thấy cửa đóng then cài bởi mọi người đều đang tập trung ngoài vườn cắt na. Ông Nguyễn Văn Thơ, một trong những hộ gia đình tất bật nhất vụ na này cho biết: gia đình trồng hơn 800 gốc na, mỗi ngày phải 2 lần hái nếu không hái kịp thì na sẽ rụng đầy vườn mà lại không kịp giao cho khách. Với giá bán 40 ngàn đồng/ kg, chỉ cần không kịp hái một ngày có thể mất đi tiền triệu.

 

Ông Thơ sinh ra và lớn lên ở Hà Nam nhưng do ở quê thiếu đất sản xuất, biết khu vực xóm Tháu đất còn nhiều mà bỏ hoang ông quyết định cùng gia đình chuyển lên đây mua đất làm trang trại trồng cây ăn quả. Với địa thế đất dốc, chủ yếu là đá vôi khô cằn, ông Thơ đã trồng thử rất nhiều giống cây trồng khác nhau nhưng đều không hiệu quả do công chăm sóc, vận chuyển cao nên giá trị thu lại rất ít. Thấy mọi người trong xóm đưa vào trồng thử nghiệm giống na dai, gia đình ông cũng mạnh dạn phá bỏ những loại cây trồng năng suất thấp, tập trung vào trồng na. Ngay năm đầu tiên, cây na tỏ ra rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây nên phát triển rất tốt, đến năm cho thu, cây na khá sai quả, chất lượng đảm bảo. Đến nay, gia đình ông có hơn 800 gốc na đều đã cho thu hoạch. Trung bình mỗi năm ông thu hơn 5 tấn na, với giá bán ổng định từ 30 – 40 ngàn đồng/ kg, ông thu về hơn trăm triệu đồng/ năm.

 

Chia tay gia đình ông Thơ, chúng tôi đến thăm vườn na nhà anh Nguyễn Minh Tuân, nhà anh Tuân có hơn 100 gốc na năm thứ 8. Tuy không phải là người trồng nhiều na nhất nhưng anh Tuân lại là một trong những người trồng na đầu tiên ở đất Tháu. Anh Tuân tâm sự: Khi quyết định lên đây làm trang trại, điều gia đình tôi lo lắng nhất là lựa chọn giống cây gì cho phù hợp với loại đất đá vôi này. Tôi đã từng tìm đủ các loại cây, mỗi cây trồng một ít để xem cây nào phát triển mạnh nhất. Nhưng ngay khi được xem phóng sự về mô hình trồng na dai trên đất đá vôi của nông dân huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) thì tôi biết mình cần phải đi theo hướng đó. Bởi thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với cây na, mặt khác na là loại quả đặc sản rất được ưa chuộng nên giá bán rất ổn định. Điều trăn trở là làm sao có thể cạnh tranh được với na các tỉnh khác.

 

Xác định lợi thế địa bàn gần, những nông dân xóm Tháu hướng tới “thương hiệu” na sạch. Vào vụ thu hoạch, người nông dân chỉ lựa chọn những quả na đã mở mắt to đều mới cắt để na chín tự nhiên, giữ được hương vị thơm ngon. “ Biết là làm thế này sẽ rất vất vả vì như thế ngày nào cũng phải hái 2 lần và cũng phải chịu giảm năng suất nếu hái không kịp, na tụt nõ rụng hết nhưng chỉ như thế mới giữ được chất lượng, tạo được niềm tin với người tiêu thụ”, anh Tuân tâm sự.  Chính nhờ tạo được niềm tin, uy tín, hiện nay, “na lòng hồ” rất được giá, hái đến đâu, thương lái tiêu thụ hết đến đấy.  Từ cây na, nhiều hộ gia đình ở đây có thể thu về từ vài chục triệu và hàng trăm triệu đồng/ năm.

 

Tuy nhiên, cũng theo nhiều hộ dân xóm Tháu chia sẻ, bà con trồng na một cách rất manh mún, tự nhiên và hầu như tự mày mò làm mà không có quy trình kỹ thuật nào. Chính vì vậy, rất nhiều hộ dân nơi đây mong muốn được các cấp chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để có thể phát triển loại cây này một cách chuyên nghiệp hơn, hướng tới thị trường rộng hơn, đưa cây na trở thành cây trồng chủ lực, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

 

                                                                                     

 

 

                                                                                   P.L

 

 

Các tin khác


Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục