Xã Nam Phong, Cao Phong phát triển diện tích cây ăn quả cho thu nhập 500-600 triệu đồng/ha/năm.

Xã Nam Phong, Cao Phong phát triển diện tích cây ăn quả cho thu nhập 500-600 triệu đồng/ha/năm.

(HBĐT) - Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cao Phong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục được tăng cường, nhiều mô hình cải tạo vườn tạp, trồng cây có múi phát triển mạnh, kết cấu hạ tầng tiếp tục được xây dựng mới, chỉnh trang và nâng cấp. Đến nay, huyện Cao Phong đã có 2/12 xã đạt chuẩn NTM là Dũng Phong và Thu Phong, huyện đang phấn đấu hết năm 2015 có thêm xã Nam Phong đạt chuẩn. Và trong lộ trình 2016-2020, huyện phấn đấu có 7 xã đạt chuẩn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, một số xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát huy nội lực xây dựng NTM.

 

Thung Nai là xã ĐBKK của huyện, kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo ở mức cao chiếm 47,7%, thu nhập đầu người đạt 9,7 triệu đồng/người, đến nay xã mới đạt 4/19 tiêu chí là xã đạt tiêu chí NTM thấp nhất tỉnh. Đồng chí Bùi Thị Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết: Chúng tôi cũng đã phát huy hết nội lực của bà con nhân dân, nhưng thực ra tiềm lực của bà con về tài chính là rất khó khăn, chủ yếu là đóng góp bằng sức lao động. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt, chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư hơn trong thời gian tới để làm sao xã Thung Nai thực hiện chương trình nông thôn mới sớm đạt đích như các xã trong huyện.

 

Qua tìm hiểu thực tế, các xã Bình Thanh, Thung Nai, Yên Thượng, Yên Lập của Cao Phong chủ yếu có xuất phát điểm thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ dân còn hạn chế. Đây là thách thức lớn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, nhu cầu cho xây dựng NTM, nhất là nguồn lực đầu tư thì rất lớn,  nhưng lại phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách trung ương; việc huy động sức trong dân trí hạn chế; các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động cũng khó khăn, do vậy việc huy động các nguồn lực cho NTM có nhiều khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận nhân dân, trong đó có trách nhiệm của cấp ủy Đảng tuyên truyền chưa tốt, nên nhận thức của nhân dân về chương trình NTM cũng còn hạn chế, do vậy chưa thật sự tích cực tham gia thực hiện chương trình. Một số xã chưa chủ động trong công tác triển khai chương trình xây dựng NTM, nhất là các tiêu chí cần đóng góp từ nhân dân vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản từ chương trình còn rất hạn chế, chủ yếu đầu tư cho các xã về đích 2015. Việc triển khai các hoạt động sau quy hoạch như cắm mốc quy hoạch, xây dựng quy chế quản lý ở các xã còn chậm, thậm chí một số xã chưa triển khai thực hiện....

 

Từ những khó khăn vướng mắc đó, BCĐ 800 huyện Cao Phong đã đề ra các giải pháp đồng bộ gỡ khó trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đầu tiên, trên cơ sở nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) được phân bổ năm 2015 là 7,3 tỉ đồng, BCĐ 800 huyện đã phân bổ cho 12 xã hỗ trợ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như đường GTNT, nhà văn hoá, kênh mương... Ngoài ra với nguồn vốn sự nghiệp được phân bổ 790 triệu đồng, huyện cũng phân bổ cho các xã hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện các mô hình cải tạo vườn tạp trồng bưởi diễn, bưởi đỏ. Huyện chỉ đạo các xã lựa chọn tiêu chí phù hợp với khả năng, nguồn lực của địa phương và lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn để lập kế hoạch phấn đấu cho từng năm và cả giai đoạn, nhất là các tiêu chí không có sự hỗ trợ của nhà nước. Định hướng cho nhân dân tự thay đổi nhận thức đến thực hiện các hành động cụ thể trong việc chỉnh trang khu dân cư, khuôn viên gia đình, tự nguyện hiến đất cho xây dựng các hạng mục công trình xây dựng NTM. Về vốn đầu tư xây dựng xác định cơ cấu nguồn vốn phải dựa vào thực tế của địa phương, hỗ trợ của nhà nước, vốn từ các chương trình dự án, vốn huy động của nhân dân, quản lý vốn đầu tư phải dân chủ công khai tránh thất thoát lãng phí. Khuyến khích nhân dân tích tụ ruộng đất, liên doanh liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập. Ngoài ra, ban chỉ đạo các cấp tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về quy hoạch, kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng NTM tới cơ sở và tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện.

 

 

 

                                                                    Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Hoàn thành di chuyển hộ dân phục vụ chặn dòng hồ chứa nước Cánh Tạng đầu tháng 11/2023

(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là 1 trong 4 dự án quan trọng của Bộ NN&PTNT, khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Lạc Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng điểm tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, phục vụ công tác chặn dòng vào tháng 11/2023.

Giá nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục