Ông Nguyễn Đức Xưởng, chủ nhiệm HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng cùng thành viên chăm sóc vườn rau muống.

Ông Nguyễn Đức Xưởng, chủ nhiệm HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng cùng thành viên chăm sóc vườn rau muống.

(HBĐT) - Là đơn vị chủ lực nhiều năm liền về sản xuất rau hữu cơ, HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn đóng vai trò quan trọng và luôn đi đầu cho sự phát triển, đổi mới về sản xuất nông nghiệp hữu cơ của huyện Lương Sơn.

 

Bà Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội nông dân huyện cho biết: “ Trên toàn huyện đã hình thành vùng sản xuất rau hữu cơ gồm 7 xã, với diện tích 8 ha, bao gồm 16 nhóm, 114 thành viên.  Năm 2014 tổng sản phẩm hữu cơ bán ra thị trường Hà Nội là 89 tấn thu về hơn 1 tỷ đồng. Năm 2015, ước đạt 100 tấn. Định hướng của huyện từ nay cho đến 2020 tăng khoảng 50ha, tăng lượng thành viên và xác định lấy HTX xóm Mòng làm chủ lực, nòng cốt”. Chỉ tính riêng HTX xóm Mòng, năm 2014 bán ra thị trường trên 8 tấn rau hữu cơ thu về hơn 120 triệu đồng, 9 tháng đầu năm 2015 đã đạt gần 8 tấn. Năm 2008, ông Nguyễn Đức Xưởng – Chủ nhiệm HTX đứng ra thành lập nhóm theo sở thích. Ngày 27/10/2011, chính thức thành lập HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng và kết nạp thêm 6 hộ, nâng số thành viên lên con số 14 và được dự án của Viện chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn hỗ trợ nguyên vật liệu, máy móc để xây dựng nhà sơ chế sản phẩm. Ngoài ra, nhóm cũng được chính quyền địa phương hỗ trợ về cơ sở vật chất như bàn, ghế. HTX đã tìm được nguồn tiêu thụ sản phẩm.

 

Toàn nhóm có tổng diện tích là 6.000 m2, gồm 3.000m2 là đất 5% thuê của thị trấn, 3.000 m2 còn lại là thuê đất của bà con. Hiện nay, nhóm đã đi vào ổn định và cho thu nhập sản phẩm từ 1,4 đến 1,8 tấn/tháng. Ông Xưởng cho biết: “Trước khi chính thức thành lập HTX gặp rất nhiều khó khăn. Đó là vấn đề đầu ra, đất sản xuất còn hạn chế, cùng với việc bà con chưa tin và hiểu rõ về chất lượng của loại nông sản mới này. Đến khi chất lượng đã được khẳng định và đầu ra ổn định thì đa số bà con đã thay đổi cách nghĩ.”. Trước đây, khi còn làm việc theo hình thức tập thể, cụ thể là chia công theo tiếng (10.000đ/tiếng) thì hiệu quả năng suất không cao, từ sau khi chuyển sang chia khoán cho từng hộ thì năng suất đem lại tăng vọt, đáp ứng được nhu cầu thị trường và giá thành tăng dần qua các năm, năm 2011 là 11.000 đồng/kg, năm 2013 là 14.000 đồng/kg, đến năm 2015 đã là 15.000 đồng/kg.

 

Rau hữu cơ được trồng theo mùa phù hợp với từng loại, mùa hè trồng rau muống, rau mùng tơi, rau rền,… mùa đông trồng su hào, bắp cải,…Chính vì vậy, các thành viên có thể tuỳ thời tiết mà gieo trồng và thu hoạch quanh năm. Đặc trưng của loại nông sản này là do bà con tự gieo trồng và chỉ sử dụng phân chuồng ủ đã hoai mục chứ tuyệt đối không sử dụng phân hoá học hay thuốc bảo vệ thực vật. Các loại giống đều được bà con thu mua tại chợ, được tiếp thị và cung cấp bởi trại giống Nông Hữu tại Hòa Lạc hoặc tự ươm giống. Mọi khâu sản xuất từ gieo trồng, thu hoạch, sơ chế, đóng bao bì đều được Hội nông dân đưa các thành viên đi tập huấn tại cơ sở của huyện trong vòng 3 tháng và được cấp giấy chứng nhận về “Sản xuất nông nghiệp hữu cơ”. Ngoài ra, các thành viên còn được tập huấn tại trường Cao đẳng NN&PT nông thôn tại Xuân Mai về công thức điều chế thuốc trừ sâu bệnh bằng thảo mộc đặc biệt dành cho nông sản hữu cơ. Sản phẩm đã được Dự án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ADDA cấp giấy “Chứng nhận hữu cơ PSG”. Mỗi năm một lần, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng của tỉnh đến kiểm tra mẫu đất, mẫu nước định kì.

 

“Vào những mùa thời tiết bất lợi, chúng tôi thường phải dùng lưới chụp để che phủ bảo vệ cho rau. Khi rau đã đạt chất lượng, trước đây, các công ty đều tự đến thu mua, nhưng hiện nay đã được kí hợp đồng với thời hạn 1 lần/năm. Nhờ đó, cuộc sống của bà con trong HTX được khấm khá hơn, mua sắm được nhiều đồ đạc như tủ lạnh, ti vi, xe máy,… và hơn nữa là có sản phẩm rau an toàn để sử dụng. Trong năm 2016, chúng tôi dự kiến vận động thêm 30 hộ tham gia và mở rộng diện tích thêm 3 ha”, ông Xưởng cho biết. Hàng tháng, mỗi thành viên đóng góp 1.000 đồng/kg thu hoạch được để làm quỹ sinh hoạt cho HTX. Bà Bùi Thuý Phương, thành viên giỏi của HTX chia sẻ: “ Gia đình tôi tham gia từ khi thành lập HTX đến nay, thấy hiệu quả đem lại khá ổn định, thu nhập đều khoảng 36 triệu đồng/năm nên sẽ tiếp tục tham gia mô hình này. Ngoài ra, sẽ tích cực vận động bà con khác cùng làm và nhân rộng  diện tích sản xuất để HTX ngày càng phát triển, đời sống bà con cũng được cải thiện”.

 

 

                                       

                                                                       Thanh Sơn (CTV)

 

 

 

Các tin khác


Công ty Điện lực Hoà Bình: Hiệu quả từ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, đem lại những hiệu quả thiết thực, là động lực để công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh được giao.

Bột sắn dây Nhuận Trạch - món quà quý cho sức khoẻ

Với đặc tính mát, có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bột sắn dây không chỉ giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Xuất phát từ công dụng của tinh bột sắn dây đối với sức khoẻ và có lợi thế về vùng nguyên liệu dồi dào, HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch (thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) đã xây dựng thành công sản phẩm tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Huyện Tân Lạc phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Tân Lạc đã chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển bền vững.

Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục