Đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị triển khai Nghị định 55/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị triển khai Nghị định 55/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

(HBĐT) - Ngày 28/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố cùng các ngân hàng TMCP, NHNo&PTNT, NH Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

 

Kết quả 5 năm thực hiện NĐ 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thông. Sau hơn 5 năm triển khai, dư nợ tín dụng cho vay của ngành Ngân hàng Hòa Bình đối với khu vực NN-ND-NT đã đạt mức tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 60%/tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn. Trong đó, dư nợ cho vay theo Nghị định 41 chiếm 40%/tổng dư nợ. Tính đến 30/6/2015, dư nợ cho vay theo NĐ 41 đạt 4.516 tỷ đồng với trên 163.620 khách hàng còn dư nợ, tăng 78% so cuối năm 2010. Chất lượng tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn được duy trì, nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, dưới 3%/tổng dư nợ. Tại hội nghị, đại diện NHNN Chi nhánh tỉnh cũng đã trình bày nội dung về Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn cũng như Thông tư số 10/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015 của Chính phủ. Theo đó, Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ nhằm thay thế Nghị định số 41 đã được triển khai nhiều năm qua những còn một số những bất cập. So với Nghị định 41, Nghị định số 55 của Chính phủ mới được ban hành có nhiều điểm mới, như cho vay không thế chấp đối với hộ gia đình tối đa lên đến 100 triệu đồng, ngoài ra đối với doanh nghiệp, tùy từng ngành nghề, các liên hiệp hợp tác xã có thể vay không cần thế chấp tối đa lên đến 3 tỷ đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp, HTX, liên hiệp hợp tác xã đầu mối ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp có thể vay không có tài sản đảm bảo tối đa bằng 80% giá trị dự án... Các thủ tục trong vay vốn theo Nghị định 55 như lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm cũng được miễn. So với Nghị định 41, Nghị định số 55 quy định rộng hơn các Tổ chức tín dụng cung cấp vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Liên quan đến đánh giá kết quả Nghị định 41 và tới đây triển khai thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ, các đại biểu trong hội nghị cũng đã nêu ra một số những kiến nghị như xử lý nợ xấu, tiêu thụ sản phẩm cho người dân, doanh nghiệp; quy trình thẩm định, xác nhận các giấy tờ, thủ tục đất đai... Qua đó tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, giảm tối đa thời gian.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao những nỗ lực của các Ngân hàng trong tỉnh triển khai cho vay theo Nghị định 41 của Chính phủ. Trong đó, ngân hàng NN&PTNT – Chi nhánh tỉnh Hòa Bình có vai trò hết sức quan trọng, kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho vay thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà trong những năm qua. Đối với triển khai thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ, đồng chí Bùi Văn Khánh đã đề nghị các Ngân hàng trong tỉnh cần nỗ lực hơn trong huy động vốn đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn phục vụ sản xuất – kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân nắm bắt rõ chủ trương, chính sách ưu đãi của nhà nước.   

 

 

                                                                                               

 

                                                                               Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục