Người dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc) tích cực phát triển  nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Người dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc) tích cực phát triển nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Hiền Lương (Đà Bắc) có nhiều tiềm năng, ưu thế trong phát triển kinh tế như đất canh tác rộng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, diện tích mặt nước hồ Hòa Bình... phù hợp cho phát triển kinh tế theo hướng nông - lâm nghiệp - thủy sản - du lịch. Phát huy những thế mạnh đó, kinh tế xã Hiền Lương đang chuyển dịch dần đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 17 triệu đồng; xã đã hoàn thành 13 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM.

 

Nông nghiệp vẫn là mũi nhọn kinh tế hàng đầu của Hiền Lương; mỗi xóm được định hướng và phát triển phù hợp với điều kiện thực tế, lợi thế riêng. Hiện diện tích đất nông nghiệp của toàn xã có 162 ha, chủ yếu là ngô, mía và dong riềng. Những năm gần đây, bà con xã Hiền Lương đã tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi; do đó, năng suất cây ngô luôn đạt trên 45 tạ/ha, mía đạt 70 tấn/ha... góp phần tạo năng suất kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động.  

Trồng trọt phát triển đã tạo đà cho những biến chuyển tích cực trong chăn nuôi. So với năm 2010, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã đã có sự gia tăng. Đi đầu trong chăn nuôi phải nói đến là việc gia tăng đàn dê - một trong những vật nuôi mới phát triển nhưng hiệu quả kinh tế cao, được xác định là khá phù hợp với điều kiện tự nhiên và nuôi thả tại Hiền Lương. Hiện, tổng đàn toàn xã có gần 700 con dê (năm 2010 mới có hơn 100 con); phát triển được hơn 1.500 con lợn (gấp 3 lần năm 2010), trên 7.300 con gia cầm...  

Một điểm nhấn ấn tượng khác của nông nghiệp Hiền Lương là nuôi, đánh bắt thủy sản. Hiện nay, toàn xã duy trì 3,5 ha ao nuôi cá, cá lồng với gần 200 lồng cá. Nhờ có sự đầu tư hợp lý về con giống, thức ăn, phương pháp chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên sản lượng nuôi trồng, đánh bắt cá đã tăng từ 26 tấn (năm 2010) lên 65 tấn (năm 2014).  

Bên cạnh việc phát triển những ngành, nghề truyền thống, một hướng phát triển mới đang được Hiền Lương đặt nhiều kỳ vọng là du lịch. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đinh Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương cho biết: “Hiền Lương có cảnh quan thiên nhiên đẹp và vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống lại nằm trên tuyến du lịch lòng hồ Hòa Bình nên phù hợp cho loại hình du lịch cộng đồng, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm bản sắc văn hóa truyền thống. Xã có các điểm đến hấp dẫn như núi Biều, hang Lỗ Làn, vịnh Hiền Lương… có thể khai thác thành điểm thăm quan du lịch. Hiện nay, Quỹ Australia vì nhân dân châu á - Thái Bình Dương (AFAP) hỗ trợ Hiền Lương mở 2 điểm du lịch homestay, bước đầu đã thu hút được một lượng khách thăm quan, nghỉ dưỡng. Dự kiến, mô hình này tiếp tục được nhân rộng, là hướng đi mới cho phát triển kinh tế.  

Trao đổi với chúng tôi về hướng phát triển kinh tế của xã trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Hiền Lương tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao. Phát huy thế mạnh từng vùng, từng loại đồng đất để hình thành các vùng chuyên canh. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và mở rộng diện tích nuôi thủy sản gắn với sản xuất và bảo vệ môi trường. Xã cũng khuyến khích nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh và phát triển ngành dịch vụ, trọng tâm là du lịch. Quan tâm phối hợp với cơ quan chức năng, các doanh nghiệp mở mang và phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng; tạo ra các sản phẩm du lịch; thúc đẩy để du lịch, dịch vụ chiếm 20% giá trị nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, xã Hiền Lương sẽ hoàn thành được 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí  quốc gia về xây dựng NTM.

 

                                                                           Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục