Xã Tân Vinh, Lương Sơn mở rộng diện tích trồng dưa chuột hàng hoá cho thu nhập khá.

Xã Tân Vinh, Lương Sơn mở rộng diện tích trồng dưa chuột hàng hoá cho thu nhập khá.

(HBĐT) - Cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với nhà nông, huyện Lương Sơn đã quan tâm phát triển kinh tế HTX, kinh tế trang trại, kinh tế hộ, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững.

 

Nhận thức của người dân được nâng lên, người dân đã đầu tư phát triển và ứng dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh, đồng thời mở rộng diện tích trồng rau, củ, quả tạo ra sản phẩm đặc trưng được thị trường chấp nhận. Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác tăng lên, đạt 78 triệu đồng/ha; hệ số sử dụng đất đạt 2,44 lần.

 

Những năm qua, bằng các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án và đóng góp của nhân dân, toàn huyện đã triển khai xây dựng 170 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, như: Mô hình khảo nghiệm các giống lúa, ngô mới, mô hình trồng hoa, trồng rau hữu cơ, trồng cây ăn quả, cây Chanh leo, cây Macca, cây dược liệu; mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt, hươu, nuôi gà sinh học, gà thả vườn, nuôi lợn rừng, vịt Bầu Bến...; tổ chức 350 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho 10.500 lượt người tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ là 12.269 triệu đồng. Đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, như: hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, Vắcxin phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện.

 

Đến năm 2015, huyện có tổng đàn trâu, bò là 12.087 con (trong đó, đàn bò sữa đã có 217 con, cho sản lượng sữa trong năm 288 tấn), đàn lợn 68.600 con, đàn gia cầm 1,2 triệu con. Chăn nuôi đang là nghề sống chính và làm giàu của nhiều hộ và chiếm 58% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Ngoài ra, các hình thức tổ chức sản xuất phát triển nhanh và đa dạng hơn, toàn huyện có 28 hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX ngày càng có hiệu quả; một số doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự kinh tế hợp tác phát triển.

 

Những nỗ lực đó đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 đạt 19,2 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2010.  Các xã về đích NTM năm 2015 có thu nhập gần 30 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 chỉ còn 4,75%, giảm 8,28% so với năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 1,65%. Qua đánh giá, hết năm 2015, 100% xã trong huyện đạt tiêu chí thu nhập và tiêu chí về cơ cấu lao động và 17/19 xã đạt tiêu chí hộ nghèo; 10/19 xã đạt tiêu chí về hình thức tố chức sản xuất.

 

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn gặp không ít khó khăn và vướng mắc, như: Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, không tạo ra sản phẩm quy mô hàng hóa lớn, chất lượng không đồng đều, khó thu hút công nghiệp chế biến và đầu tư của doanh nghiệp; năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi và giao thông nông thôn. Trình độ sản xuất của người dân chưa chuyên nghiệp hóa, mức độ cơ giới hóa chưa cao; thiếu sự gắn kết giữa người nông dân với đơn vị tiêu thụ sản phẩm, việc hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng còn hạn chế. Việc phát triển sản xuất ở nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa tập trung; các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn chưa có chuyển biến tích cực. Một số HTX chậm đổi mới, hoạt động kém hiệu quả. Do đó, huyện mong muốn có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, du nhập các nghề mới để tạo việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân khu vực nông thôn. 

                                                             

                                                          Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục