Hạ tầng giao thông TP Hòa Bình được quan tâm đầu tư.

Hạ tầng giao thông TP Hòa Bình được quan tâm đầu tư.

(HBĐT) - Dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng thực tế hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Cấp kỹ thuật còn thấp, công trình vượt sông, suối lớn còn thiếu, quy mô chưa phù hợp quy hoạch, tỷ lệ mặt đường có kết cấu bằng bê tông nhựa, bê tông xi măng còn thấp, đi lại còn khó khăn chưa đáp ứng yêu cấu phát triển KT-XH của tỉnh.

 

Tỉnh đang chủ trương tiếp tục huy động các nguồn lực, thực hiện đầu tư có tâm trọng điểm, không dàn trải, trước mắt tập trung đầu tư các tuyến đường quan trọng nhằm phát triển giao thông vận tải hiện đại, đồng xây dựng mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, có khả năng kết nối thuận lợi với các tỉnh thành phố, phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH.

 

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, mấy năm nay, tỉnh đã huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, ưu tiên dành một tỷ lệ lớn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển KT-XH. Đã có nhiều dự án, công trình quan trọng như tuyến Lạc Sơn- Yên Thủy; đường 12B- Kim Bôi; dự án kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái ta luy QL 6, đoạn qua tỉnh Hòa Bình; các tuyến đường: Chi Lăng kéo dài, Trương Hán Siêu, Hoàng Văn Thụ, Trần Quý Cáp (TP Hòa Bình)…Các công trình đều được đánh giá là đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước, phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Tỉnh cũng duy trỉ tốt, phong trào “Toàn dân làm giao thông nông thôn”, “Tháng chiến dịch giao thông nông thôn” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới thu hút được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân góp phần quan trọng phát triển sản xuất, thúc đẩy KT-XH, cải thiện dân sinh. Theo đó, diện mạo giao thông của tỉnh thay đổi tích cực. Toàn tỉnh ta có trên 6.200 km đường giao thông các loại. Trong đó chất lượng mặt đường được nâng lên đáng kể, tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100% đối với quốc lộ, đạt 98,3% đối với mạng đường 229, đạt 97,5% đối với  đường tỉnh, đạt 72,2% đối với đường huyện, đạt 51% đối với đường xã, liên xã, đạt 100% đối với đường đô thị. Đây là kết quả khả quan trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Thế nhưng thực tế hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân được nhìn nhận ngoài khó khăn về ngân sách thì nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông chưa tập trung, vẫn còn manh mún và dàn trải.

 

Nhằm tạo sự đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020, xây dựng hệ thống quốc lộ cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp III, một số tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn đường cấp II. Tỉnh lộ cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, một số tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Phấn đấu 100% mặt đường quốc lộ, tỉnh lộ được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Đường đô thị cơ bản đạt cấp kỹ thuật theo quy hoạch, mặt đường 100% bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng. Đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp V. Đường xã cơ bản đạt cấp VI và 70% mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tông hóa.

 

Căn cứ vào quy hoạch đã được duyệt, tỉnh đang xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư căn cứ vào khả năng nguồn vốn, tuyệt đối không đầu tư dàn trải. Trong giai đoạn tới năm 2020 sẽ tập trung mọi nguồn lực để ưu tiên xây dựng các công trình giao thông quan trọng mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội như: Đường Hòa Lạc – TP Hòa Bình (giai đoạn I) để triển khai xây dựng đạt tiêu chẩn đường cao tốc. Mở rộng QL12B đoạn Nho Quan (Ninh Bình) đến Tân Lạc. Xây dựng tuyến tránh thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Cải tạo nâng cấp quốc lộ 6, đoạn TP Hòa Bình đến Mai Châu và xây dựng các đoạn tuyến tránh tại thị trấn Cao phong (Cao Phong), thị trấn Mường Khến (Tân Lạc). Mở rộng Quốc lộ 70 B theo quy hoạch, kéo dài qua cầu Hòa Bình 4 giao nhau với QL6). Xây dựng quốc lộ 15 tránh thị trấn Mai Châu. Cải tạo, nâng câp một số tỉnh lộ quan trọng như: 433, 435, 436, 443, 438, 438B, 445. Xây dựng đường nối QL6 với Chi Lăng kéo dài, đường thị trấn Lương Sơn đi Hòa Sơn, đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc, đường Cun Pheo - Hang Kia - QL.6; xây dựng các tuyến đường xương cá kết nối với đường Hòa Lạc – TP Hòa Bình và xây dựng thêm các cầu mới qua sông Đà.

 

 

 

 

                                                                      Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục