Anh Hà Văn Hưng, xóm Bái, xã Nam Sơn một trong những hộ gia đình có thu nhập cao nhất từ trồng quýt cổ.

Anh Hà Văn Hưng, xóm Bái, xã Nam Sơn một trong những hộ gia đình có thu nhập cao nhất từ trồng quýt cổ.

(HBĐT) - Triển khai mô hình phục tráng quýt cổ đến nay đã được 8 năm, nhiều hộ gia đình ở xã Nam Sơn (Tân Lạc) đã có thu nhập bình quân trên dưới 100 triệu đồng/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm 10% (2015). Diện tích đất trồng quýt cổ chiếm ¼ diện tích đất trồng trọt của toàn xã, tính đến nay (tháng 11/2015) toàn xã đã trồng được 50 ha quýt, gấp 50 lần so với thời điểm phục tráng quýt cổ năm 2008. Ước tính mỗi cây thu được từ 40-50 kg quả, nhiều gia đình có điều kiện chăm sóc tốt thì có cây thu đến cả 1 tạ quả. Trung bình mỗi 1 ha thu được trên dưới 25 tấn quả. Hiện đã có 250 hộ gia đình tham gia trồng quýt, trung bình mỗi hộ trồng khoảng 300-400 cây vườn.

 

Đồng chí Bùi Thanh Truyền, chủ tịch UBND xã Nam Sơn chia sẻ về những khó khăn trong ngày đầu phục tráng quýt cổ: “Quýt cổ Nam Sơn đã có từ rất lâu đời nhưng không được quan tâm và chăm sóc. Trước kia chỉ là loại cây ăn quả “tự sản, tự tiêu”, không ai nghĩ đến hiệu quả kinh tế từ việc trông quýt. Quýt cổ gồm 2 loại: quýt dẹt bánh xe, quýt chua ngọt. Là loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của Nam Sơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhân dân địa phương. Nhận thấy tiềm năng của việc trồng quýt, chúng tôi khuyến khích người dân trồng, nhân rộng diện tích trồng quýt. Tuy nhiên, người dân nơi đây không ai tin, vẫn trông vào các loại cây có thu nhập thấp. Chưa kể những yếu tố khách quan trong ngày đầu trồng thử như: địa hình nhiều đồi dốc, các loại sâu bệnh hoành hành, thời tiết diễn biến thất thường, kinh nghiệm trồng trọt càng làm người dân nghi ngờ hiệu quả kinh tế từ cây quýt. UBND xã phải tổ chức vận động, tuyên truyền và trồng thử tại một số hộ, vận động các gia đình tiểu biểu, dám nghĩ dám làm. Ngoài ra, sở NN&PTNT tỉnh còn hỗ trợ giúp đỡ trong việc ghép giống mới tăng năng suất, truyền đạt kinh nghiệm phòng trống các loại bệnh dịch. Sau 3 năm, nhiều hộ gia đình tiên phong trong việc trồng quýt đã đến ngày thu hoạch. Mặc dù chưa có kinh nghiệm và còn mất mùa do thời tiết và sâu bệnh nhưng uớc tính mỗi hộ thu được từ 20-30 triệu đồng/vụ từ việc bán quýt, một số tiền không nhỏ đối với người dân vùng cao này”.

 

Gia đình anh Hà Văn Hưng, xóm Bái là một trong những gia đình tiêu biểu trong việc phục tráng quýt cổ. Sinh ra và lên tại vùng đất Nam Sơn này, anh đã có gần 20 năm kinh nghiệm trồng quýt. Ngay từ khi có chủ trương phục tráng quýt cổ anh rất hào hứng vì bản thân đã có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng quýt, thêm vào đó là sự hỗ trợ của nhà nước và Đảng ủy, chính quyền xã sẽ giúp gia đình anh sớm thoát được cảnh nghèo đói. Gia đình anh hiện đang trồng khoảng 2 ha, với khoảng 1.400 cây (400 gốc mới trồng). Anh cho biết: “Quýt nhà tôi giá trung bình khoảng 25.000 đồng/kg, dịp lễ tết có thể lên tới 30.000 đồng/kg. Trong năm 2014, do mất mùa, sâu bênh và bị các thương lái ép giá nên gia đình tôi chỉ thu được hơn 100 triệu đồng. Ước tính trong năm 2015, gia đình tôi sẽ thu về khoảng 250-300 triệu đồng từ việc trồng quýt. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nhân rộng và phát triển trang trại của mình để tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống gia đình. Ngoài ra, tôi tiếp tục hỗ trợ các gia đình mới xây dựng trang trại, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức trồng trọt, giúp đỡ nhau để cùng nhau phát triển hơn”.

 

Nhận thấy được hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập không nhỏ  từ việc trông quýt, “nhà nhà trồng quýt, người người trồng quýt”. Nhà ai có vườn, còn khoảng trống là tận dụng để trồng quýt. Các hộ dân tham gia các hội nghị và lớp học để có thêm kinh nghiệm trồng trọt. Học hỏi, tham khảo sách, báo và những người đi trước. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế còn sử dụng vốn mua lại đất trồng trọt, nhân rộng và phát triển quy mô lớn hơn.

 

Trong thời gian tới, Đảng ủy và chính quyền xã Nam Sơn sẽ có kế hoạch phát triển xây dựng thương hiệu “quýt cổ Nam Sơn” nhằm mục đích quảng bá đến rộng rãi bạn bè ở trong, ngoài tỉnh. Ngoài ra, việc hình thành thương hiệu sẽ không bị các thương lái ép giá, có thị trường tiêu thụ ổn định, đem lại mức thu nhập cao cho người dân.

 

 

 

                                                                         Đức Anh (CTV)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Xã Tân Vinh, Lương Sơn mở rộng diện tích trồng dưa chuột hàng hoá cho thu nhập khá.
Trung tâm Dạy nghề huyện Đà Bắc phối hợp tổ chức lớp sơ cấp dạy nấu ăn với 25 học viên tham gia.

Mở 8 sàn giao dịch việc làm, tuyển dụng trực tiếp gần 500 lao động

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm mở được 9 sàn giao dịch việc làm. Trong đó có 2 phiên giao dịch online kết nối với các tỉnh, thành phố; 6 phiên giao dịch việc làm lưu động, vệ tinh tại các huyện: Tân Lạc, thành phố Hòa Bình, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi và Yên Thủy.

280 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng Việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ- TB&XH), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xuất khẩu được 280 lao động. Trong đó một số huyện có số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt khá như: Huyện Lương Sơn trên 40 lao động, Yên Thủy 40 người, Mai Châu 38 người...

Giải đáp pháp luật: Hóa đơn đối với hàng khuyến mại có điểm gì mới?

(HBĐT) - Chị Bạch Thị Hồng Liên (Kim Bôi) hỏi: Vừa qua, trên phương tiện thông tin đại chúng có điểm qua thông tin mới về hóa đơn đối với hàng khuyến mại, đề nghị Báo Hòa Bình thông tin thêm về nội dung này để các cá nhân, tổ chức kinh doanh được rõ.

Hoàn thành giải ngân các nguồn vốn trong năm 2015

(HBĐT) - Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2015 là 1.358,4 tỷ đồng, gồm: nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung 266,5 tỷ đồng, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 605,7 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 341,2 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu Quốc gia 145 tỷ đồng.

Triển khai chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 2 năm 2015

(HBĐT) - Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang bắt đầu triển khai Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 2 năm 2015. Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ thực hiện đào đắp 236.000 m3 đất, xây kè 11.000 m3 đá, phát dọn 875.000 m2 kênh mương, mái đập, huy động khoảng 274.000 ngày công, tổng kinh phí thực hiện khoảng 16.442 triệu đồng. Các huyện có khối lượng công việc thực hiện nhiều nhất là Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn, Lạc Thủy…

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hệ thống sông, suối của tỉnh được phân bố đồng đều với tổng chiều dài 393 km, riêng sông Đà dài nhất 151 km bao gồm cả hạ lưu và thượng lưu thủy điện Hòa Bình. Hồ chứa thủy điện dài 80 km, có diện tích gần 8.900 ha là tiềm năng lớn để phát triển nghề cá. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng nghìn hộ dân. Thế nhưng nguồn lợi thủy sản sông Đà đang bị đe dọa và sụt giảm do việc đánh bắt, khai thác quá mức. Vì vậy rất cần những giải pháp đồng bộ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục