Xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) phát triển mô hình dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất.

Xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) phát triển mô hình dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất.

(HBĐT) - Xây dựng NTM là nhiệm vụ lâu dài, xuyên suốt, cần phát huy tính tự chủ, tự lực vươn lên thoát nghèo của cộng đồng dân cư. Một mặt thực hiện tốt việc chăm lo cho các đối tượng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn NTM... Đó là những nhiệm vụ, giải pháp được nêu cụ thể trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) nhiệm kỳ 2015-2020.

 

Đồng chí Bùi Văn Hồng, Thường trực Đảng ủy xã cho biết: Trong những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã luôn đặt chương trình xây dựng NTM là mối quan tâm hàng đầu. Bởi, sự đổi mới đó là cho dân, vì dân.

 

Theo đó, Đảng ủy xã Thượng Cốc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, Đảng ủy ra nghị quyết về phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi có giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Về trồng trọt, xã đã tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cơ bản xóa bỏ tư tưởng độc canh cây lúa. Hàng năm, xã chủ động đưa 90% diện tích ngô, lạc, đậu tương, bí... giống mới, năng suất cao vào gieo trồng. Trong chăn nuôi, cùng với mở rộng quy mô, xã đã chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Hiện, toàn xã có 5 trang trại nuôi trâu, lợn với tổng đàn trâu 450 con, bò 79 con, lợn 10.500 con, 22.000 con gia cầm và 250 đàn ong. Kinh tế rừng có sự chuyển biến rõ nét. Trung bình hàng năm xã trồng được 30 ha rừng trên diện tích đã khai thác. Độ che phủ rừng đạt 50%, bằng 100% kế hoạch đề ra, tổng thu nhập từ rừng đạt 12 tỷ đồng/năm.

 

Công tác KN-KL được triển khai tích cực và coi là nhiệm vụ, biện pháp quan trọng để tiếp thu KH-KT mới áp dụng vào sản xuất. Trong 5 năm (2010 - 2015) xã tổ chức được 18 lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân và nhiều lớp học khác. Đồng thời, duy trì tốt hoạt động của các tổ dịch vụ bảo vệ thực vật, tổ dịch vụ nông nghiệp ở các xóm. Bên cạnh đó, xã cũng tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho thương mại, dịch vụ. Hiện, toàn xã có trên 150 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động.

 

Tranh thủ các nguồn vốn, 5 năm qua, xã Thượng Cốc đã hỗ trợ đầu tư hoàn chỉnh các công trình trị giá hàng tỷ đồng phục vụ đời sống dân sinh. Đó là đường ngầm vượt lũ cứu hộ, cứu nạn vào xóm Cồn và xóm Cọ (2 xóm đặc biệt khó khăn); xây dựng 2 nhà văn hóa ở xóm Luống và xóm ốc; nâng cấp, sửa chữa hệ thống đập Khạt, xóm Cáo; xây mới cụm nhà trẻ ở xóm Mè và 8 phòng học chức năng của trường tiểu học; kiên cố hóa được 3 km đường bê tông liên xóm; rải cấp phối, cứng hóa 2 km cho 6 xóm đặc biệt khó khăn...

 

Chăm lo phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực phục vụ lợi ích của nhân dân, xã Thượng Cốc đã và đang tiến chắc trên bước đường xây dựng NTM. Năm 2015, xã đã đạt 10 tiêu chí. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức 9,5%; thu nhập bình quân đạt 14,5 triệu đồng/người/ năm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, xã Thượng Cốc nỗ lực không ngừng để không trễ hẹn với điểm đến NTM.

 

 

 

 

                                                                          Lam Nguyệt

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó ban thường trực BCĐ 800 trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho xã Đồng Tâm.
Quang cảnh hội thảo.
Cam Cao Phong CS1 được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn do có chất lượng cao và đảm bảo VSATTP.
Nghề mây tre đan giải quyết việc làm cho người dân xóm Đất Đỏ, xã Liên Sơn (Lương Sơn) thu nhập bình quân đạt từ 1,8- 2 triệu đồng/người/tháng.

Tỉnh ta tham gia gian hàng sản phẩm đặc trưng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2015

(HBĐT) - Từ ngày 27/11 – 1/12, Hội chợ đặc sản các vùng miền Việt Nam 2015 tại Royal City, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã diễn ra với 200 gian hàng đến từ 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tỉnh ta tham gia 2 gian hàng giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh.

Tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Ngày 30/11, Hội Nông dân tỉnh (HND) tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình”. Đây là dự án do HND tỉnh trực tiếp tổ chức và thực hiện dưới sự hỗ trợ của Văn phòng dự án ADDA tại Hà Nội.

Đang xem xét đề xuất giảm mức phí QL 6 cho nhân dân 4 xã, thị trấn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo trả lời báo chí và dư luận về việc giảm mức phí qua Trạm thu phí BOT QL 6 cho nhân dân sinh sống trên một số địa bàn huyện Lương Sơn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Người phát ngôn của Chính phủ.

Hội nghị giới thiệu một số sản phẩm nông sản hàng hoá tỉnh Hoà Bình năm 2015

(HBĐT) - Chiều 28/11, tại huyện Cao Phong, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Du lịch tổ chức hội nghị giới thiệu một số nông sản hàng hoá tỉnh Hoà Bình năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; các sở, ban ngành; Hội nông dân các huyện, TP; các doanh nghiệp SXKD, dịch vụ thương mại trong và ngoài tỉnh; HTX, chủ trang trại, hộ SXKD.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - cần gỡ những “nút thắt”

(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2010-2014), toàn tỉnh đã tổ chức được 627 lớp dạy nghề theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho 17.957 người, trong đó, nhóm nghề phi nông nghiệp 10.016 người, nghề nông nghiệp 7.941 người. Dạy nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 có 14.011 người với nguồn kinh phí T.Ư 17.590 triệu đồng, 3.946 người được đào tạo thông qua nguồn kinh phí địa phương và các nguồn kinh phí khác. Công tác đào tạo nghề đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, chuyển đổi cơ cấu LĐNT. Tuy nhiên, từ kết quả thực hiện cũng cho thấy những “nút thắt” cần được tháo gỡ nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động.

Cấp 677 giấy chứng nhận vệ sinh thú y

(HBĐT) - Trong tháng 10, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – Sở NN&PTNT đã tiến hành kiểm tra được 38 cơ sở, trong đó, đánh giá phân loại định kỳ được 22 cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản: 16 cơ sở xếp loại B (đạt yêu cầu, chiếm 72,73%), 6 cơ sở xếp loại C (vi phạm các quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, chiếm 27,27%).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục