Từ nguồn vốn khoảng 40.000 tỉ đồng, 5 năm qua (2011 - 2015) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình, dự án hạ tầng giao thông KCN, giáo dục y tế, du lịch được xây dựng. Ảnh: Công trình đê Đà Giang được khánh thành đưa vào sử dụng đã góp phần chỉnh trang đô thị.

Từ nguồn vốn khoảng 40.000 tỉ đồng, 5 năm qua (2011 - 2015) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình, dự án hạ tầng giao thông KCN, giáo dục y tế, du lịch được xây dựng. Ảnh: Công trình đê Đà Giang được khánh thành đưa vào sử dụng đã góp phần chỉnh trang đô thị.

(HBĐT) - Trong điều kiện kinh tế của đất nước, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tranh thủ được nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng KT- XH không phải là điều đơn giản. Bởi vậy cần siết chặt công tác quản lý Nhà nước để đảm bảo phát huy hiệu quả trong từng dự án. Sở KH&ĐT đã và đang nỗ lực vì mục tiêu này - Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Đức Hinh, Giám đốc Sở KH&ĐT.

 

Nhằm tăng cường phân cấp đầu tư, quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ, Sở KH&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết 157, ngày 2/11/2010 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư. Qua đó, hàng năm dành khoảng 50 tỷ đồng vốn đầu tư của tỉnh cấp bổ sung cho ngân sách huyện và khoảng 20 tỷ đồng phân cấp cho ngân sách xã (bình quân mỗi  xã 200 triệu đồng); Nghị quyết số 102, ngày 5/12/2014 của HĐND tỉnh về tiêu chí phân loại dự án đầu tư công trọng điểm nhóm C; các dự án đầu tư quan trọng không sử dụng vốn NSNN trình HĐND tỉnh cho ý kiến; Nghị quyết số 114/2015 ngày 6/10/2015 của HĐND tỉnh Quy định về mức hỗ trợ ngân sách phát triển xã giai đoạn 2016-2020 và tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn. Thực hiện Nghị quyết số 11 ngày 24/22/2011  của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Sở KH&ĐT đã chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư NSNN, trái phiếu Chính phủ 5 lần để chống lạm phát và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tham mưu cho UBND tỉnh các văn bản chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải; chấn chỉnh công tác đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương, ưu tiên vốn cho những công trình hoàn thành, công trình cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

 

Để thúc đẩy mạnh mẽ công tác đầu tư, trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH cho tỉnh cùng với việc tận dụng nguồn vốn NSNN, Sở KH&ĐT đã tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế  khuyến khích đầu tư, huy động nguồn vốn của các DN, tổ chức quốc tế và nhân dân.  Kết quả, từ năm 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40.000 tỷ đồng, đầu tư vào hạ tầng giao thông, KCN, đô thị, giáo dục, y tế, du lịch và phát triển SX - KD  Qua đó, nhiều công trình giao thông được nâng cấp như: đường 12B, QL 6, QL 21 trong 5 năm đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo 1.014 km  đường các loại.

 

Với hạ tầng thủy lợi, trong 5 năm đã đầu tư hoàn thành trên 40 công trình hồ, đập phục vụ tưới tiêu cho khoảng 1.500 ha đất nông nghiệp và còn nhiều công trình đang được triển khai xây dựng như: hồ Vưng (Tân Lạc), hồ Ngành (Lương Sơn), Cạn Thượng (Cao Phong), Khang Trào (Lạc Sơn) hệ thống liên hồ (Đà Bắc). Đô thị trung tâm TP Hòa Bình được đầu tư mở rộng, nhiều tuyến đường chính và dường nội thị đã được đầu tư như: đường Trần Quý Cáp, Trương Hán Siêu, Chi Lăng kéo dài , đê Đà Giang, Quỳnh Lâm kết hợp giao thông. Hiện đang tiếp tục triển khai đầu tư một số tuyến đường vào cầu Hòa Bình III bằng vốn ODA với tổng mức đầu tư 29,7 triệu USD.  Các thị trấn huyện lỵ đều được lập và điều chỉnh quy hoạch, từng bước được đầu tư nâng cấp. Đến nay đã hoàn thành lập quy hoạch và công bố  quy hoạch chi tiết 8 KCN, 16 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.950 ha đất, giao chủ đầu tư hạ tầng được 5 KCN. Hạ tầng công nghệ thông tin được xây dựng rộng khắp, hiện đại, hạ tầng viễn thông phát triển nhanh.

 

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng trong điều kiện hiện nay nợ đọng xây dựng cơ bản đang chiếm tỷ trọng khá lớn. Theo thống kê của Sở KH&ĐT, đến nay có 55 dự án sử dụng vốn trong cân đối ngân sách tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng còn thiếu vốn, nợ đọng xây dựng cơ bản với số tiền 137.373 triệu đồng; 11 công trình dự án sử dụng nguồn vốn T.Ư hỗ trợ có mục tiêu đã hoàn thành nhưng nợ đọng xây dựng cơ bản 29.793 triệu đồng; các công trình, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã hoàn thành nhưng còn thiếu vốn 16.760 triệu đồng. Ngoài ra, các công trình, dự án chuyển tiếp đã có khối lượng thực hiện nhưng chưa được thanh toán 62.255 triệu đồng.

 

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh, khóa XV, Sở KH& ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng tờ trình Về kế hoạch đầu tư công năm 2016 tỉnh Hòa Bình trong đó nêu rõ các nội dung: ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn ứng trước;  vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP); bố trí cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới. Các dự án khởi công mới phải đáp ứng các yêu cầu: thuộc danh mục khởi công mới trong dự kiến kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020; được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư trước ngày 31/10/2015; mức bố trí vốn đảm bảo hoàn thành theo đúng thời gian quy định. Việc bố trí vốn nước ngoài (vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) được thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên bố trí cho các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ đang triển khai dở dang, có hiệu quả.

 

Những nỗ lực này mang theo sự kỳ vọng sẽ phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng vì mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

 

 

 

                                                                                Thúy Hằng

 

 

           

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục