Khu xử lý nước thải KCN Lương Sơn  được thiết kế  theo tiêu chuẩn  quốc tế WHO  đưa vào vận hành, giúp giảm thiểu  ô nhiễm môi trường.

Khu xử lý nước thải KCN Lương Sơn được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế WHO đưa vào vận hành, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

(HBĐT) - Trong những năm qua, hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh đã góp phần đáng kể vào thu ngân sách địa phương. Cùng với sự phát triển, vấn đề đảm bảo môi trường đã được các sở, ngành chức năng, chủ đầu tư các KCN hết sức quan tâm.

 

Hiện, KCN Lương Sơn đã thu hút được 27 dự án đầu tư, trong đó có 12 doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ và Hồng Kông. BQL KCN Lương Sơn định hướng phát triển nơi đây là “KCN xanh”. Chính vì vậy, ngay từ khi đi vào hoạt động, BQL KCN Lương Sơn đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện quan trắc, giám sát môi trường định kỳ hàng năm, xây dựng hệ thống thu gom nước mưa... 

Ngoài ra, trạm xử lý nước thải được đầu tư trên 30 tỷ đồng với công nghệ tiên tiến, hiện đại, xử lý theo phương pháp sinh học kết hợp với phương pháp cơ, lý, hóa có công suất xử lý 3.000 m3/ngày, đêm. Khu xử lý này được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế WHO, công nghệ sinh học kết hợp với cơ, lý, hoá đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đạt kết quả tốt.  

Hiện tại, 100% doanh nghiệp đã ký hợp đồng xử lý nước thải với công ty và hợp đồng xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại với các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời ký cam kết thực hiện tốt bảo vệ môi trường.  

Đối với KCN bờ trái sông Đà, diện tích gần 77 ha có vị trí thuận lợi, nằm ngay trên địa bàn TP Hòa Bình, bởi vậy, đơn vị chủ đầu tư - Công ty CP thương mại Dạ Hợp đã đặt mục tiêu phát triển thành KCN xanh - sạch - đẹp. Do đó, cùng với đầu tư hạ tầng, vấn đề môi trường cũng được đơn vị đặc biệt quan tâm. Theo bà Vũ Thị Hợp, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP thương mại Dạ Hợp, qua khảo sát đánh giá tại KCN bờ trái sông Đà, trước đây, Nhà máy mía đường và một vài doanh nghiệp trong quá trình hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng xấu đến thu hút đầu tư, sức khỏe người dân trên địa bàn thành phố gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà. Vì vậy, Công ty CP thương mại Dạ Hợp đã kiến nghị, đề xuất và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương di dời Nhà máy mía đường ra khỏi địa bàn.  

KCN bờ trái sông Đà hiện có 19 dự án, trong đó 3 dự án FDI có vốn đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động có thu nhập ổn định. Cơ sở hạ tầng KCN bờ trái sông Đà dần được cải thiện, vấn đề ô nhiễm môi trường đã được từng bước giải quyết, nhận được sự đồng tình từ các nhà đầu tư đang hoạt động SX-KD.

 

                                                                      Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục