Giao thông trắc trở là một trong những khó khăn của xã Quý Hòa trong hành trình xây dựng NTM.  Ảnh: Đường lên xóm Thung.

Giao thông trắc trở là một trong những khó khăn của xã Quý Hòa trong hành trình xây dựng NTM. Ảnh: Đường lên xóm Thung.

(HBĐT) - Quý Hòa là xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Lạc Sơn khoảng 20 km. Sau 5 năm (2011 - 2015) triển khai chương trình xây dựng NTM, bộ mặt làng quê và cuộc sống của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Với xuất phát điểm thấp, để cán đích NTM, Quý Hòa còn phải vượt qua nhiều thử thách.

 

Theo đồng chí Bùi Văn Dát, Chủ tịch UBND xã Quý Hòa cho biết: Ngay khi triển khai chương trình xây dựng NTM, công tác tuyên truyền, vận động được xã rất chú trọng và sự tham gia của người dân cũng khá tích cực. Với xuất phát điểm là xã nghèo và khi bắt tay thực hiện “trắng” tiêu chí nên đến hết năm 2014, xã mới đạt được 6 tiêu chí (số 1 - quy hoạch và thực hiện quy hoạch, số 12 - cơ cấu lao động, số 14 - giáo dục, số 16 - văn hóa, số 18 - hệ thống TCCTXH vững mạnh và số 19 - ANTTXH). Dự kiến năm 2015 đạt thêm tiêu chí về điện và bưu điện. Trong giai đoạn đầu, xã Quý Hòa tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là giao thông, thủy lợi. Do nguồn lực hạn chế nên 2 vấn đề này đang là nỗi trăn trở của xã.  

Quý Hòa có 17 xóm, 1.312 hộ, 6.045 nhân khẩu, địa hình chủ yếu là đồi núi, dân cư phân bố rải rác nên hệ thống giao thông rất phức tạp. Sau khi được đầu tư nâng cấp, tuyến đường trục chính của xã dài 3 km đã cơ bản đạt chuẩn, thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Tuy nhiên, tuyến đường liên thôn, liên xóm hiện mới được bê tông hóa ở mức khiêm tốn, tuyến đường trục thôn mới chỉ có 3,6/25,3 km đạt chuẩn (chiếm 14,2%); đường ngõ xóm có 3,9/31,7 km (chiếm 12,9%); đường nội đồng mới chỉ có 1,2/27,6 km được nâng cấp, mở rộng (chiếm 4,3%).  

Giao thông trắc trở tạo ra rào cản trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Điển hình như ở Đồi Thung (xóm Thung 1, Thung 2 là 2/36  xóm khó khăn nhất của tỉnh), vài năm trước có một doanh nghiệp ở Hà Nội muốn đầu tư để phát triển trồng các loại rau, củ vì khí hậu trên này thuận lợi nhưng do giao thông quá khó khăn, mưa gió không thể đi xe lên được nên đành bỏ cuộc. Đó là chưa kể, con lợn, con gà, măng, ngô của bà con làm ra rất khó mang đi tiêu thụ. Chính vì vậy,  để nâng cao đời sống của bà con thực sự là bài toán khó.  

Cùng với giao thông, hệ thống thủy lợi cũng diễn ra chậm. Hệ thống kênh mương ở Quý Hòa dài 66,6 km, hiện mới chỉ có 14,2 km đạt chuẩn (chiếm 21,3%). Cả xã có một hồ thủy lợi là hồ Khả đang trong quá trình xây dựng và 34 bai chứa nước đều chưa đạt chuẩn. Trong khi trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của xã. Ngoài ra, xã còn nhiều vấn đề trăn trở như: dân trí còn hạn chế, đời sống của bà con chậm chuyển biến, tỷ lệ hộ nghèo cao (52,4%), tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn còn thấp (26%), trạm y tế xuống cấp, cơ sở vật chất văn hóa chưa đảm bảo... 

Trước những khó khăn đó, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết, công tác vận động, tuyên truyền để người dân và các ngành, đoàn thể tham gia tích cực vào xây dựng NTM sẽ là nhiệm vụ được xã đặc biệt chú trọng. Đồng thời, xã mong tiếp tục nhận được sự đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền để tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất thiết yếu, làm nền tảng để xã về đích theo đúng lộ trình đề ra.

 

 

                                                                      Viết Đào  (CTV)

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục