Giao thông đi lại khó khăn gây cản trở phát triển KT-XH ở Tiền Phong.

ảnh: Đoạn đường đất đến trụ sở UBND xã.

Giao thông đi lại khó khăn gây cản trở phát triển KT-XH ở Tiền Phong. ảnh: Đoạn đường đất đến trụ sở UBND xã.

(HBĐT) - Tiền Phong (Đà Bắc) là xã vùng hồ sông Đà, nằm trong diện 135, địa hình bị chia cắt bởi đồi núi cao và độ dốc lớn, bưa bãi bằng ít khiến cho việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của cấp trên cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với mặt trận, đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, tình hình KT-XH của xã đã có những bước phát triển mới.

 

Kinh tế chủ yếu là nông - lâm - thuỷ sản, dựa vào những lợi thế sẵn có từ tự nhiên để tập trung phát triển thu được những kết quả đáng kể.  Về nông nghiệp, diện tích lúa nước gieo cấy được 21 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất ước đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 115 tấn; diện tích trồng ngô vụ hè - thu 86 ha, đạt 122%, năng suất ước đạt 50 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 4.300 tấn... Về chăn nuôi so với cùng kỳ năm 2014, 1.067 con trâu, bò, tăng 211 con; 650 con lợn, tăng 100 con, gia cầm có 11.556 con, tăng 5.700 con; 524 con dê. Về thuỷ sản, nghề đánh bắt tôm, cá tự nhiên ngày càng được phát huy và duy trì, đặc biệt nuôi cá lồng phát triển mạnh với 335 lồng cá. Có hơn 200 hộ cho thu nhập ổn định 15 triệu đồng/năm.  Đồng chí Xa Văn Thức, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong nhấn mạnh: “Tình hình phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trong năm qua đã có những tiến triển rõ rệt. Nhờ huy động được tối đa nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, mặt hồ để phát triển kinh tế nên diện tích và sản lượng vật nuôi, cây trồng tăng cao, đem lại thu nhập ổn định, cải thiện đời sống của người dân. 5 năm thực hiện XDNTM, xã đạt 9/19 tiêu chí”.

 

Chúng tôi đến xóm Cò Xa nằm cách UBND xã 7 km đường bộ và 25 phút đi thuyền. Xóm có 24 hộ, 110 nhân khẩu, tuy cách trở địa lý nhưng người dân đã biết vận dụng điều kiện tự nhiên vào trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế. Cả xóm có hơn 600 m2 nuôi cá lồng, hơn 100 con trâu, bò, nhiều ha trồng ngô, sắn cho thu nhập bình quân đạt 20 triệu đồng/người/năm. Nhờ vận dụng kiến thức học được từ các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, các hộ gia đình đã áp dụng vào thực tiễn sản xuất cho sản lượng, chất lượng sản phẩm tăng cao, nâng cao thu nhập. Tuy đời sống ổn định nhưng bà con trong xóm còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là đường giao thông, tác động rất lớn vào lưu thông hàng hoá, cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng bị ảnh hưởng nhất là lúc ốm đau cần phải cấp cứu. ông Đinh Văn Xuẩn, Trưởng xóm Cò Xa kể lại: “Mới gần đây, tôi bỗng nhiên đau đầu, tụt huyết áp, sau đó ngất đi. Gia đình, hàng xóm hỗ trợ đưa tôi và xe máy lên thuyền sang xóm Lanh, sau đó ngược dốc lên và đi xe máy đến trạm y tế xã Cao Sơn vì gần hơn trạm y tế của xã Tiền Phong, nhờ vậy, tôi mới thoát khỏi cơn nguy kịch”. Bà con rất mong được Nhà nước quan tâm, xây dựng con đường đi lại cho thuận tiện sinh hoạt và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó cũng mong được hỗ trợ xây dựng chi mầm non ở đây 1 nhà học riêng, không phải học nhờ với phòng học của chi tiểu học nữa. Cả xóm mới chỉ có 184 m đường bê tông, còn lại đều là đường đất, muốn di chuyển sang nơi khác đều phải đi bằng đường thuỷ. Không chỉ riêng Cò Xa mà đường vào UBND cũng là đường đất đá gồ ghề chưa được làm mới. Gặp gia đình anh Bùi Văn Thắng, 1 trong 12 hộ nghèo của xóm, anh tâm sự: “Nhiều năm qua, gia đình tôi tập trung chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế, hiện nay cho thu nhập từ 13 - 14 triệu đồng/năm, đủ ăn, đủ mặc, cuộc sống gọi là tạm ổn. Tuy nhiên cũng mong được chính quyền quan tâm, tạo điều kiện xây dựng đường sá thuận tiện đi lại, những lúc đau ốm và tiện cho trao đổi hàng hoá phát triển kinh tế”.

 

 

                                                                           Thanh Sơn

                                                                              (CTV)

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục