Cán bộ hội nông dân xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy trao đổi kinh nghiệm trồng măng tây với hội viên nông dân.

Cán bộ hội nông dân xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy trao đổi kinh nghiệm trồng măng tây với hội viên nông dân.

(HBĐT) - Hội Nông dân xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy hiện có 827 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Trong những năm qua, với vai trò tập hợp, hướng dẫn hội viên cách thức làm ăn, hội Nông dân xã Cố Nghĩa đã tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện để hội viên tiếp cận với các tiến bộ KHKT góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

 

Đồng chí Lê Đình Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cố Nghĩa cho biết: So với xã khác, Cố Nghĩa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng. Trước hết xã có hơn 5 km đường sông và đồng thời nằm trên trục đường 21 nên giao thương rất thuận lợi, là điều kiện lý tưởng để vận chuyển hàng hóa. Xã cũng có nhiều bãi bồi đất phù sa phù hợp với nhiều loại cây trồng với năng suất cao. Hiện nay, toàn xã đã có 2/4 HTX sản xuất nông nghiệp đã hoàn thành việc dồn điển đổi thửa rất thuận lợi cho canh tác. Xuất phát từ điều kiện thực tế như vậy, BCH Hội Nông dân xã Cố Nghĩa xác định người nông dân hoàn toàn có thể làm giàu chính đáng trên đồng đất quê mình nếu thực sự biết phát huy tiềm năng, lợi thế.

 

Từ nhận định đó, trong những năm qua, BCH Hội Nông dân xã Cố Nghĩa đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động hội viên hưởng ứng phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững. Trung bình hàng năm, 100% hội viên nông dân tham gia đăng ký hộ sản xuất – kinh doanh giỏi, trong đó hơn 55% hội viên đạt hộ SX – KD giỏi. Ngoài ra, Hội đã cử nhiều hội viên nông dân tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật như tham gia hội thảo về phòng dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng và vật nuôi; kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản; nuôi gà thả vườn, nuôi ngỗng, kỹ thuật trồng nhãn ghép, trồng cây có múi… Hướng dẫn kỹ thuật, Hội Nông dân xã Cố Nghĩa cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ hội viên nông dân vốn để phát triển sản xuất. Hiện, Hội đã thực hiện tốt chương trình ủy thác vay vốn với 2 ngân hàng quản lý 16 tổ văn vốn với tổng số dư nợ hơn 2,1 tỷ đồng cho 11 hội viên vay. Ngoài ra, từ quỹ của các chi hội cũng đã thường xuyên quay vòng cho hội viên nghèo vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư phát triển kinh tế. Đặc biệt, để tìm hướng làm ăn, đẩy mạnh phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, hàng năm, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều đợt đi thăm quan học hỏi mô hình ở trong và ngoài tỉnh để từ đó nghiên cứu triển khai tại địa phương mình. Chính cách làm này đã giúp cho nhiều hội viên nông dân mạnh dạn áp dụng nhiều mô hình mới, cây con mới mang lại giá trị kinh tế cao như mô hình trồng nhãn ghép cành, mô hình trồng cam,, chanh đào, mô hình trồng măng tây. Từ những mô hình này, người nông dân đã ý thức được việc nâng cao giá trị sử dụng đất nên việc dồn điền đổi thửa đã được triển khai dễ dàng thuận lợi hơn. Từ đó, nhiều mô hình trang trại quy mô lớn đã được hình thành như trang trại trồng măng tây của gia đình bà Nguyễn Thị Điệp với diện tích hơn 5 ha, mô hình trang trại tổng hợp của anh lê Minh Quy, thôn 2C, Đinh Duy Trường, thôn 2… Đến nay có 21 mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả được nhân dân phát triển rộng, đem lại thu nhập bền vững.

 

                                                                      

 

 

                                                                    P.L

 

 

 

 

Các tin khác


Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục