HTX nông - lâm nghiệp Thống Nhất (TP Hòa Bình) đang là một trong những HTX nông nghiệp kiểu mới tiêu biểu của tỉnh, rất thành công với mô hình trồng rau an toàn, mang lại thu nhập cao và ổn định cho các xã viên.

HTX nông - lâm nghiệp Thống Nhất (TP Hòa Bình) đang là một trong những HTX nông nghiệp kiểu mới tiêu biểu của tỉnh, rất thành công với mô hình trồng rau an toàn, mang lại thu nhập cao và ổn định cho các xã viên.

(HBĐT) - Được đánh giá là thành phần kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp - nông dân - nông thôn nhưng các HTX nông nghiệp hiện nay chưa phát huy tốt vai trò và bộc lộ nhiều yếu kém cần khắc phục. Đối mặt với những thách thức đặt ra, một số HTX nông nghiệp tiêu biểu đã thay đổi tư duy để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động.

 

Đơn cử như HTX nông, lâm nghiệp Thống Nhất (xã Thống Nhất, TP Hòa Bình), qua nhiều năm hoạt động (thành lập từ năm 1963), HTX đã nhìn nhận những hạn chế và từng bước xây dựng kế hoạch đổi mới để phù hợp hơn với giai đoạn phát triển hiện nay. Cùng với nỗ lực chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, HTX tiếp tục chú trọng các hoạt động truyền thống của đơn vị là sản xuất cây, con giống và tư vấn dự án nông - lâm nghiệp, đồng thời linh hoạt mở rộng một số ngành nghề phụ trợ khác như: vận tải hàng hóa, gia công cơ khí, bảo dưỡng xe có động cơ các loại... Đặc biệt, từ khi chuyển đổi đến nay, kết quả quan trọng nhất mà HTX đạt được là tạo chuyển biến rõ rệt trong thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Cụ thể: Năm 2012, HTX thành lập được 2 Hội đồng đầu tư, thực hiện ứng dụng khoa học vào ương nuôi giống thủy sản ao và trong lồng (tổng mức đầu tư trên 200 triệu đồng), ươm cây xanh bóng mát cung cấp cho thị trường (tổng mức đầu tư trên 50 triệu đồng). Năm 2013, HTX thành lập 5 Hội đồng đầu tư, thực hiện 2 khu ương nuôi cá trên hồ thủy điện (tổng giá trị đầu tư ban đầu trên 500 triệu đồng), thực hiện cải tạo vườn tạp trên đất dốc tại TP Hòa Bình với 3 khu vườn nhãn rộng 8 ha (tổng giá trị đầu tư khoảng 1,6 tỷ đồng). Năm 2014, HTX thành lập 4 Hội đồng đầu tư (trung hạn 3 năm và dài hạn 15 năm) để thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt: trồng nhãn tại Đà Bắc, giá trị đầu tư ban đầu trên 200 triệu đồng; trồng chuối tiêu hồng tại xã Cao Sơn (Đà Bắc), giá trị đầu tư ban đầu trên 50 triệu đồng; trồng nhãn tại huyện Ba Vì (Hà Nội) với khoảng 30 ha và tổng mức đầu tư 3 năm đầu dự kiến khoảng 3,5 tỷ đồng...

 

Để thu hút và thực hiện hiệu quả các dự án lớn, kinh nghiệm của HTX nông - lâm nghiệp Thống Nhất là phải xây dựng điều lệ và quy chế hoạt động rõ ràng, áp dụng chế độ chi trả cụ thể và thông thoáng, thành lập và giao quyền chủ động cho các hội đồng đầu tư, thống nhất phương án SX-KD và phân chia lợi nhuận theo mức độ đầu tư của từng thành viên... Về phía HTX, đơn vị đã thể hiện rõ vai trò là tư cách pháp nhân ký kết các hợp đồng hợp tác, khâu nối đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra, đồng thời chứng thực mức độ đầu tư cho các thành viên, xây dựng phương án SX-KD, đảm bảo kết hợp hiệu quả sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh của tập thể, từ đó giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

 

Trong quá trình hoạt động, việc chủ động thu hút các dự án đầu tư cho thấy sự đổi mới tích cực về tư duy và phương thức hoạt động của HTX nông, lâm nghiệp Thống Nhất. Đây cũng chính là sự đổi mới căn  bản và cần thiết cho các HTX nông nghiệp kiểu mới trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thực tế tại tỉnh ta chưa có nhiều HTX làm được điều đó. Thống kê đến thời điểm cuối năm 2015, toàn tỉnh có 122 HTX nông nghiệp (tăng 14 HTX so với cùng kỳ năm 2014), bình quân 140 xã viên/HTX. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT về kết quả hoạt động năm 2015 của các HTX nông nghiệp, có khoảng 28,6% HTX xếp loại khá, còn lại 45% xếp loại trung bình và 26,4% xếp loại yếu kém. Cùng với hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng, mức độ đóng góp cho KT-XH địa phương của HTX cũng còn hạn chế với mức đóng góp ngân sách hàng năm chỉ đạt trên 0,2% tổng thu ngân sách tỉnh, thu nhập bình quân thành viên của người lao động mới đạt từ 1 - 1,2 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù đã có những bước phát triển đáng ghi nhận nhưng nhìn chung, các HTX nông nghiệp bộc lộ nhiều yếu kém, hoạt động còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu gắn kết, chất lượng nguồn nhân lực không cao, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả SX-KD thấp, lợi ích mang lại cho các thành viên chưa rõ ràng, mức đóng góp cho KT-XH địa phương chưa đáng kể... Thực tế này đặt ra nhiều thách thức cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế tập thể nói chung cũng như nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp nói riêng.

 

 

 

                                                                   Thu Trang

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục