Các thành viên tổ vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có điều kiện mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn.

Các thành viên tổ vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có điều kiện mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn.

(HBĐT) - Nguồn vốn ở các cấp tăng trưởng, đồng vốn được sử dụng hiệu quả vào sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch tiêu thụ sản phẩm, nhiều hộ nông dân đã liên kết thành lập tổ nhóm nông dân cùng mục đích là những minh chứng cụ thể về hiệu quả của Quỹ hỗ trợ nông dân.

 

Từ năm 2011 đến nay, thực hiện đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân bằng nhiều hình thức từ tuyên truyền trực tiếp, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin công tác Hội đến đi thăm quan các mô hình điển hình Qua đó, giúp cán bộ, hội viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và hoạt động của quỹ, tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ vốn cho nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, Hội phát động phong trào thi đua thực hiện vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ. Vận động trong tổ chức Hội mỗi cán bộ 50.000 đồng trở lên, mỗi hội viên 5.000 đồng trở lên để xây dựng, phát triển quỹ. Đồng thời, đề nghị nguồn ngân sách của tỉnh, huyện cấp bổ sung nguồn vốn.  

Mô hình trồng bưởi Diễn ở xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) là một trong những mô hình phát huy hiệu quả sau khi được hỗ trợ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân. Nhiều mô hình khác ở các huyện thông qua nguồn vốn  cũng mang đến cho hội viên nông dân nhiều lợi ích, được nhân rộng góp phần phát triển kinh tế. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn (Lương Sơn), chăn nuôi lợn thịt ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), chăn nuôi bò sinh sản ở thị trấn Mai Châu (Mai Châu), nuôi trâu vỗ béo ở xã Thanh Hối (Tân Lạc). Trong giai đoạn 2011  2015, đã có 1.051 lượt hộ được vay vốn với 133 dự án cho vay. Hầu hết các hộ sử dụng vốn để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chế biến hàng nông sản, trồng cây ăn quả, mía nguyên liệu...

Nguồn vốn đã và đang tăng trưởng giúp tổ chức các hoạt động hỗ trợ vốn cho hội viên. Trước năm 2011, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân chỉ đạt hơn 1,5 tỷ đồng, hiện tại đã tăng trên 17,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn ủy thác của Trung ương 10 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh cấp 3,7 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện cấp 1,3 tỷ đồng, nguồn thu ủng hộ từ cán bộ, hội viên nông dân 2,6 tỷ đồng. Từ nguồn vốn, Hội đã hỗ trợ cho nông dân được vay kịp thời, giải quyết việc làm thường xuyên và tạo việc làm thời vụ, giúp nhiều hội viên khó khăn không có thế chấp được tín chấp để vay vốn, giảm tình trạng vay nặng lãi, tạo điều kiện phát triển sản xuất. 

Quá trình triển khai đã xây dựng được 102 mô hình, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở các địa phương. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Đi đôi với cho vay vốn lãi suất thấp, các dự án, mô hình hưởng lợi đã hình thành tổ vay vốn thu hút nhiều hội viên tham gia, đối tượng đầu tư mở rộng, hội viên được tiếp cận với nguồn vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm các tai tệ nạn xã hội. Việc thành lập các tổ vay vốn cũng giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cây con giống, áp dụng tiến bộ KHKT, cung cấp thông tin tiêu thụ sản phẩm, phát huy nội lực của các thành viên trong việc huy động vốn, đất đai, lao động để phục vụ sản xuất. Hiệu quả các mô hình được nâng lên, thu nhập bình quân các hộ vay vốn tăng từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Qua hoạt động của quỹ đã thu hút nhiều nông dân tham gia vào tổ chức hội. chất lượng sinh hoạt ở các chi, tổ hội được nâng lên. Phong trào thi đua có nhiều đổi mới, củng cố chất lượng hoạt động tổ chức Hội, từ đó có điều kiện chăm lo lợi ích thiết thực của hội viên nhiều hơn.  

                                                                                 Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục