Phát triển trồng rừng đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế lớn  cho người dân xã Hưng Thi (Lạc Thủy). ảnh chụp tại xóm Khoang.

Phát triển trồng rừng đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân xã Hưng Thi (Lạc Thủy). ảnh chụp tại xóm Khoang.

(HBĐT) - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy, Hưng Thi một thời được coi là chốn sỏi. Nhưng giờ đây, Hưng Thi ngập trong màu xanh ngút ngàn của trên 1.000 ha rừng. Rừng đã và đang mang đến những khởi sắc cho cuộc sống người dân Hưng Thi, trở thành hướng đi trong hành trình vượt khó, làm giàu của bà con nơi đây.

 

Từ năm 1998, trồng rừng đã phát triển ở Hưng Thi nhưng quy mô còn khiêm tốn vì giá cả thấp và tâm lý “ăn xổi” của bà con. Đến năm 2007, khi Dự án 661 (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) được triển khai thì những tiềm năng mới thực sự được đánh thức. Được dự án hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật, bà con trong xã đã tập trung phát triển trồng rừng sản xuất và sau chu kỳ khai thác đầu tiên (khoảng 5-7 năm), nhiều hộ đã có được nguồn thu nhập mà trước đây trong mơ cũng không dám nghĩ tới.

 

Thấy được những lợi ích từ trồng rừng đem lại, mỗi năm, UBND xã Hưng Thi thống kê diện tích rừng nghèo kiệt đề nghị UBND tỉnh phê duyệt cho chuyển mục đích sang trồng rừng sản xuất nên diện tích rừng trồng không ngừng  tăng lên. Đến nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã có 2.861 ha, trong đó, 1.320,2 ha rừng sản xuất phát triển xanh tốt. “6/9 xóm đang phát triển mạnh trồng rừng là Khoang, Niếng, Măng, Cui, Mán và Thơi. Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ từ trồng rừng như các hộ: Bùi Văn Nhinh (xóm Khoang), Bùi Văn Chung (xóm Thơi), Bùi Thị Quyên (xóm Niếng)... Những đồi sắn, nương ngô ngày nào đã được thay bằng rừng keo vươn màu xanh no ấm” - Đồng chí Bùi Minh Thẩm, Phó Chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết.

 

Đổi đời nhờ rừng ở đây có gia đình ông Bùi Văn Đạo, xóm Niếng. Gia đình ông Đạo thuộc diện hộ nghèo, từ khi chuyển 4 ha đất đồi sang trồõng rừng, sau kỳ thu hoạch đầu tiên gia đình ông đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm được nhiều trang thiết bị thiết yếu trong gia đình và thoát nghèo vào năm 2012. Hay trường hợp của gia đình ông Bùi Văn Thẻm, xóm Thơi cũng thuộc diện hộ nghèo và giờ cũng đã xây được nhà mái bằng và vươn lên khá giả.

 

 “Gia đình tôi chỉ có hơn 1 ha rừng, lứa đầu tiên thu được 30 triệu đồng, đến lứa thứ hai hơn 60 triệu đồng. Trồng rừng chỉ vất vả 2 năm đầu tiên nhưng còn đỡ vất hơn nhiều so với trồng ngô, sắn. Còn hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn”. Bà Bùi Thị Hòa, xóm Khoang cho hay. Cùng xóm với bà Hòa, gia đình ông Bùi Văn Quyển cũng thu được 115 triệu đồng với 1,3 ha keo sau 4 năm trồng. Với giá bán ổn định và kinh nghiệm tích lũy được, ông Quyển, bà Hòa tin tưởng những lứa sau hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

 

Nói về trồng rừng ở Hưng Thi thì không thể không nhắc đến gia đình ông Bùi Văn Nhinh, xóm Khoang với trên 70 ha. Gắn bó với rừng từ năm 2003, thấy những tiềm năng lớn từ trồng rừng, gia đình ông đã thuê đất để phát triển rừng trồng. Nhờ tích lũy được kinh nghiệm và được tập huấn kỹ thuật nên rừng của gia đình ông lúc nào cũng xanh tốt. Với cách trồng kế vụ, năm nào gia đình ông cũng có khoảng 10 ha cho khai thác, lãi bình quân 80 triệu đồng/ha đem lại nguồn thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm. Bà Bùi Thị Im, vợ ông Nhinh chia sẻ: “Sau nhiều năm bươn trải, buôn bán, chăn nuôi vất vả nhưng hiệu quả không cao, chỉ đến khi đầu tư vào trồng rừng mới đem lại thành công cho gia đình tôi”. Nhờ trồng rừng mà gia đình bà đã xây dựng được cơ ngơi hàng tỷ đồng và nuôi dạy các con trưởng thành.

 

Nhìn vào con số trên 123 ha rừng trồng sau khai thác trong năm 2015 và mục tiêu trồng lại trên 126 ha rừng sau khai thác trong năm 2016, có thể thấy đây là hướng đi chính của xã Hưng Thi trong phát triển KT-XH. Cùng với đẩy mạnh cơ cấu kinh tế, những năm qua, Hưng Thi đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 25 triệu đồng/người/năm. Công cuộc xây dựng NTM đã hoàn thành 15 tiêu chí.

 

 

                                                                    Viết Đào (CTV)

 

 

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục