Người Mông xã Pà Cò bán đào tại đỉnh Cun, xã Thu Phong (Cao Phong).

Người Mông xã Pà Cò bán đào tại đỉnh Cun, xã Thu Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Đến Mai Châu những ngày đầu hè, du khách không những được chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp như tranh của núi rừng Tây Bắc, không khí mát lành mà còn hấp dẫn bởi mùa đào Pháp bắt đầu chín rộ trên những sườn đồi của người Mông ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò.

 

Để giúp bà con thoát nghèo, năm 2001, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Mai Châu đã đề xuất trồng thử nghiệm cây đào Pháp với số lượng 1.500 cây. Cây đào Pháp được ghép sang gốc cây đào địa phương hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở miền núi lại chọn được gen tốt nên quả đào to, ngon, giòn. Đến nay, diện tích trồng đào Pháp được mở rộng lên 12 ha trên toàn huyện Mai Châu.

 

Mai Châu những ngày này, ngoài những điểm du lịch nổi tiếng, du khách còn bị cuốn hút bởi những rổ, sọt đào chín đỏ rực, bắt mắt được bày bán bên đường. Đi sâu vào các bản của 2 xã Hang Kia, Pà Cò, bên những sườn đồi, tận mắt ngắm những vườn đào, quả đào chín ẩn mình trong tán lá xanh tạo cho du khách sự thích thú vô cùng. Được đứng dưới gốc đào hái từng quả, lau qua vào vạt áo rồi cắn một miếng giòn tan, vị chua thanh mát của quả đào đã phần nào xoa dịu cái oi bức của ngày hè, hòa cùng không khí tấp nập, phấn khởi những ngày thu hoạch đào của đồng bào Mông được trải nghiệm nhiều điều thú vị của mùa quả ngọt trên vùng sơn cước.

 

Anh Sùng A Chứ, xã Pà Cò cho biết: Từ ngày gia đình bỏ cây thuốc phiện chuyển sang trồng đào Pháp, được cán bộ phòng NN&PTNT huyện hướng dẫn kỹ thuật trồng, sau 2 năm, cây đào Pháp đầu tiên đã bói quả. Sang năm thứ 3, cây đào cho sản lượng cao, từ đó, gia đình chuyển diện tích trồng ngô sang trồng đào trên những sườn đồi đá dốc và trồng thay thế diện tích mận thoái hóa. Năm nay, do khí hậu mưa, rét, cây đào cho sản lượng thấp nhưng giá ổn định. ước tính vụ đào năm nay, gia đình anh thu trên 30 triệu đồng.

 

Mấy năm gần đây, bà con người Mông thường mang đào xuống các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình để bán lẻ. Dọc QL6, tại trung tâm các huyện, chúng ta bắt gặp hình ảnh người Mông ngồi bán đào tấp nập khách đến mua. Chị Sùng Y Dúa, một người trồng đào hồ hởi cho biết: “Đào Pháp mấy vụ gần đây cho giá trị kinh tế cao, giá cả ổn định, tư thương đến tại vườn mua với giá 15.000 - 20.000 đồng/kg. Gia đình nào trồng với số lượng lớn thường bán tại vườn. Còn gia đình trồng ít như gia đình tôi mang đi bán lẻ tại các địa phương lân cận. Đường đi thuận tiện, giá bán lẻ lại cao, từ 25.000 - 30.000 đồng/kg đối với đào loại 1. Khi bán hết đào của nhà, tôi còn nhập đào của nhà hàng xóm hoặc lên Mộc Châu mua về để bán. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình khấm khá hơn”.

 

Mùa đào chín đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cũng là điểm thuận lợi cho người nông dân bán đào khi lượng khách du lịch đến với huyện Mai Châu tăng. Chị Nguyễn Thanh Mai, một du khách đi phượt tâm sự: 3 năm lại đây, cứ vào kỳ lễ 30/4 và 1/5, tôi lại cùng nhóm bạn đến Mai Châu du lịch vì “nghiện” đào Pà Cò. Dọc các sườn đồi là những vườn đào hoang sơ bên những mái nhà của đồng bào Mông. Ngắm những vườn đào sai trĩu, quả chín vàng, điểm xuyết gam màu đỏ rực rỡ lấp ló trong những tán lá xanh đem lại cảm giác xao xuyến khó tả. Đào trên Pà Cò luôn được du khách lựa chọn mang về làm quà.

 

                                                            

 

                                                            Thu Thủy (CTV)

 

 

 

Các tin khác


UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục