Gian máy Thủy điện Hòa Bình.

Gian máy Thủy điện Hòa Bình.

(HBĐT) - Với quy mô và tầm cỡ của công trình thế kỷ, Nhà máy thủy điện trên sông Đà đã và đang phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Công trình Thủy điện Hòa Bình - công trình đầu mối đa chức năng, là nguồn điện chiến lược đa mục tiêu nằm ở bậc dưới cùng trong hệ thống bậc thang các công trình Thủy điện trên sông Đà. Công trình có 8 tổ máy với công suất 1.920 MW. Ngoài nhiệm vụ chính là chống lũ, đảm bảo sản xuất điện năng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, công trình còn tăng cường nước, chống hạn vào mùa khô; cải thiện điều kiện vận tải thủy trên sông Đà thúc đẩy phát triển KT-XH vùng núi Tây Bắc.

 

Biểu tượng sáng ngời trí tuệ Việt Nam và tình hữu nghị Việt - Xô

 

Công trình Thủy điện Hòa Bình đã đi vào lịch sử của đất nước, là biểu tượng cao đẹp về tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, nơi ghi dấu ấn của công trường Thanh niên Cộng sản sôi nổi và hào hùng, biểu tượng của những nỗ lực vượt khó, không quản ngày đêm của cán bộ, chiến sỹ, kỹ sư, chuyên gia và công nhân lao động vì dòng  điện của Tổ quốc. Đúng 10h ngày 6/11/1979, cả nước hướng về Hòa Bình mừng ngày khởi công xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Với khí thế sôi động của công trường, theo đề nghị của T.ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày 6/10/1982, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã ký Quyết định công nhận “Công trường Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” cho công trường xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Sau 4 năm khẩn trương xây dựng các công trình đầu mối, ngày 12/1/1983 đã hoàn thành ngăn sông Đà đợt 1. Từ đây, dòng sông Đà chính thức bị ngăn lại chảy theo ý muốn của con người. 3 năm sau, ngày 9/1/1986 đã tiến hành ngăn sông Đà đợt 2. Thời khắc ngăn sông đợt 2 cũng là một thời điểm vô cùng quan trọng khi hợp long ngăn sông.

 

Sau lễ ngăn sông lần thứ hai, cả công trường sôi sục khí thế thi công chạy đua với thời gian nước lũ, thực hiện mục tiêu đưa các tổ máy vào phát điện theo kế hoạch. Những khẩu hiệu bằng cả hai thứ tiếng Việt - Nga xuất hiện trên khắp công trường như: “Vinh quang thay những người xây dựng thủy điện”, “Tất cả cho mục tiêu phát điện tổ máy 1 đúng tiến độ” và đặc biệt trong chiến dịch đắp đập vượt lũ năm 1988 một mất một còn bắt đầu với khẩu hiệu: “Cao độ 81 hay là chết” làm sôi động khắp cả công trường. Mỗi vị trí thi công là một mặt trận, nên dù khó khăn, gian khổ và có cả hy sinh nhưng tất cả CB-CNV và các chuyên gia đều không ai rời vị trí kể cả khi xảy ra sự cố.  Với những nỗ lực cố gắng ngày đêm không ngừng nghỉ, ngày 30/12/1988, tổ máy số 1 bắt đầu hòa lưới điện quốc gia. Tiếp đến các tổ máy lần lượt khởi động và vận hành. Ngày 4/4/1994, tổ máy số 8 cũng là tổ máy cuối cùng của nhà máy chính thức hoàn thành. Ngày 20/12/1994, đất nước ta phấn khởi chào mừng sự kiện vô cùng trọng đại, đó là ngày khánh thành công trình Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, đánh dấu kết quả của 15 năm lao động quên mình vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc của hàng vạn CB-CNVC và chuyên gia trên công trường, của những người thợ hầm, thợ lắp máy  Việt Nam lần đầu tiên thi công và xây dựng một công trình vĩ đại của thế kỷ XX. Đã có 168 CB-CNVC, trong đó có 13 chuyên gia của Liên bang Xô Viết đã ngã xuống trong quá trình xây  dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, trở thành biểu tượng cao đẹp của sự  hy sinh, công hiến và biểu tượng cho tình hữu nghị Việt - Xô nay là Việt - Nga vĩ đại.

 

Phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước

 

Sau gần 30 năm vận hành, Công ty Thủy điện Hòa Bình đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đóng góp xứng đáng vào công cuộc CNH-HĐH đất nước. Năm 1993, khi không còn chuyên gia, cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động đã vươn lên làm chủ KH-KT, ứng dụng tiến bộ khoa học và hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, quản lý, vận hành công trình an toàn và hiệu quả. Giai đoạn 1994 - 2006, thời tiết khắc nghiệt khó đảm bảo phục vụ    sản xuất.

 

Mặc dù điều kiện thủy văn không thuận lợi nhưng với việc Công trình thủy điện Sơn La hoàn thành cộng với việc vận hành nhà máy đảm bảo phương thức, an toàn, kinh tế trong điều kiện kỹ thuật cho phép nên nhà máy luôn phát lên lưới với sản lượng cao. Để hoàn thành được kế hoạch cấp trên giao cho về sản lượng điện, toàn thể CB-CNVC của Công ty phải cố gắng vượt bậc trong những tháng còn lại của năm, đảm bảo tiến độ sửa chữa thiết bị, vận hành công trình an toàn, kinh tế, thực hiện nghiêm túc quy trình, quy phạm, nội quy kỷ luật lao động, chế độ kiểm tra định kỳ  thiết bị, kịp thời phát hiện và nhanh chóng khắc phục các khiếm khuyết và chế độ làm việc không bình thường, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm điều độ miền Bắc (A1), Trung tâm điều độ Quốc gia (A0) đảm bảo cho công trình vận hành an toàn, kinh tế. Từ khi có Thủy điện Sơn La đi vào vận hành, hàng năm, Công ty Thủy điện Hòa Bình phát lên lưới điện quốc gia 9 - 10 tỷ KWh… Thủy điện Hòa Bình là một trong những nhà máy điện đóng góp sản lượng điện cao nhất, nhì trong hệ thống. Đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã phát sản lượng điện đạt  200 tỷ KWh, góp phần đắc lực và khẳng định vai trò trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

 

Ngoài nhiệm vụ sản xuất điện năng, Công ty còn tham gia điều chỉnh tần số và điện áp duy trì ổn định chất lượng điện năng cho cả hệ thống điện Việt Nam; đảm bảo cung cấp điện cho Thủ đô Hà Nội trong mọi tình huống; trực tiếp tham gia chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội với tần suất trung bình mỗi năm từ 5 - 7 trận lũ có lưu lượng từ 5.000 - 22.000 m3/s. Thủy điện Hòa Bình còn góp phần điều chỉnh tần số cho hệ thống điện quốc gia và điều áp cho hệ thống 500 KV Bắc - Nam, đảm bảo cung cấp điện cho Thủ đô Hà Nội trong mọi tình huống. Đảm bảo cung cấp nước về mùa kiệt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh. Cải thiện điều kiện giao thông thủy để tàu 1.000 tấn có thể đi lại bình thường trên sông Đà, sông Hồng.

 

Phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước đã tạo dựng và truyền thống đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, đơn vị được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động Công ty Thủy điện Hòa Bình tiếp tục thực hiện mục tiêu đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo, quản lý và vận hành công trình an toàn, hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất điện năng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH; chống lũ và giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an toàn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội; tăng cường nước, chống hạn vào mùa khô; cải thiện điều kiện vận tải thủy trên sông Đà, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng núi Tây Bắc và đất nước.

 

 

                                                                      Hương Lan

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục