Gia đình chị Nguyễn Thị Mai, xóm Máy 1, xã Hòa Bình(TP Hòa Bình) trồng 1.000 m2 rau ngót, thu nhập 20 triệu đồng/năm.

Gia đình chị Nguyễn Thị Mai, xóm Máy 1, xã Hòa Bình(TP Hòa Bình) trồng 1.000 m2 rau ngót, thu nhập 20 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - “Làm sao để đời sống người dân không ngừng nâng cao, tìm được cây trồng phù hợp với địa phương, sản phẩm nông sản làm ra phải được thị trường chấp nhận. Cái đói, nghèo không đeo bám trên đôi vai người dân thì lúc đó chúng tôi mới hoàn thành trách nhiệm của mình đối với nhân dân trong toàn xã” - Đó là trăn trở của đồng chí Tạ Ngọc Doanh, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình. Anh cùng các đồng chí cán bộ UBND xã luôn tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cây trồng phù hợp. Qua việc trồng thử rau ngót ở các xóm Máy 1, Máy 2, Máy 4 và xóm Thăng cho thấy hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện cuộc sống của bà con nông dân.

Tháng 4/2014, UBND xã Hòa Bình chỉ đạo trồng thử cây rau ngót với diện tích 5.000 m2. Ban đầu việc thực hiện gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động bà con chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, ngô sang trồng rau ngót. Bà con thờ ơ cho rằng cây rau ngót ở đâu cũng trồng được, liệu việc chuyển đổi có đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa, cây ngô. Người nông dân sợ rau sản xuất ra không bán được. Không lùi bước trước những khó khăn, UBND xã giao cho Hội Phụ nữ đến từng hộ dân tuyên truyền về giá trị kinh tế và kỹ thuật chăm sóc cây rau ngót.

 

Qua trồng thử rau ngót thấy hiệu quả kinh tế, cho thu từ 190 - 230 triệu đồng/ha, gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa. Từ năm 2015, xã nhân rộng diện tích trồng lên 5,1 ha tại các xóm Máy 1, Máy 2, Máy 4 và xóm Thăng. Có thể kể đến một số hộ trồng rau ngót với diện tích lớn tại xã Hòa Bình như gia đình các chị: Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Thông, Bùi Thị Sỉnh và gia đình anh Nguyễn Văn Nhân.

 

Dọc theo các cánh đồng ở xóm Máy 1, Máy 2, Máy 4 và xóm Thăng là không khí rộn ràng thu hoạch rau. Từng mớ rau xanh mượt được bà con nâng niu mang đi bán, ông Nguyễn Văn Nhân hồ hởi cho biết: Gia đình tôi trồng hơn 2.000 m2 rau ngót. Loại rau này trồng bằng phương pháp giâm cành nên nảy mầm nhanh. Rau dễ chăm sóc, xanh non, bản lá dày, to, ngoài bón phân chuồng ủ hoai mục và bón lót NPK, thường xuyên tưới nước vào mùa hè là tốt nhất. Cây rau ngót ít sâu bệnh, đặc biệt chúng tôi  không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu sử dụng vôi bột để rắc xung quanh gốc giúp hạn chế sâu bệnh. Thời gian sinh trưởng của rau từ 30  - 45 ngày. Rau ngót sau khi cắt khoảng 1 tháng lại cho thu hoạch 1 lần. Vườn nhà tôi lúc nào cũng có rau bán. Có lúc sản phẩm được thương lái đến tận vườn thu mua. Còn chủ yếu đi chợ đổ buôn và cung cấp cho các trường mầm non. Trung bình rau bán với giá 4.000 - 5.000 đồng/bó. Vào mùa mưa bão hay thời tiết nắng nóng, nguồn rau khan hiếm, giá bán tăng gấp đôi, thậm chí tăng gấp 3 lần. Chưa kể rau trồng 1 lần có thể thu hoạch 2 - 3 năm, mỗi năm thu từ 7 - 8 lứa. Nhờ chuyển sang trồng rau ngót đã giúp đời sống gia đình tôi khá giả hơn nhiều so với trước đây.

 

Theo đồng chí Tạ Ngọc Doanh, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình: Hiện tại xã tăng cường tuyên truyền đến các hộ dân về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật chăm sóc cây rau ngót để nhân rộng diện tích, tạo ra nguồn rau sạch dồi dào và đảm bảo cung cấp cho thị trường. Tiến tới UBND xã sẽ hợp tác và ký hợp đồng cung cấp rau sạch với doanh nghiệp của Hàn Quốc. Để “giữ chân” được đối tác tiêu thụ thì trước mắt cần phải nhân rộng diện tích trồng rau, tránh trường hợp cung không đủ cầu.

                                                                         

 

 

                                                                  Thu Thủy (CTV)

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục