Vườn cam gần 1 ha với hơn 800 gốc của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, xóm An Sơn 1, xã An Bình (Lạc Thủy) dự kiến năm nay cho thu hàng trăm triệu đồng.

Vườn cam gần 1 ha với hơn 800 gốc của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, xóm An Sơn 1, xã An Bình (Lạc Thủy) dự kiến năm nay cho thu hàng trăm triệu đồng.

(HBĐT) - Là xã vùng 135, cách trung tâm huyện Lạc Thủy 24 km, những năm qua, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã An Bình đã nỗ lực xây dựng NTM. Xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao, cơ sở hạ tầng cơ bản được đảm bảo, KT-XH phát triển, đời sống của bà con từng bước đi lên. Đến nay, xã đạt 15 tiêu chí xây dựng NTM.

Xã An Bình gồm 19 xóm, 2.085 hộ và 7.561 nhân khẩu. Thông qua tuyên truyền, vận động, nhận thức của người dân về lợi ích của xây dựng NTM được nâng cao. Từ năm 2011 đến nay, nhân dân trong xã đã hiến hơn 3 ha đất sản xuất để làm đường giao thông và các công trình phúc lợi xã hội cùng hàng trăm triệu đồng, hàng nghìn ngày công lao động. Giao thông cơ bản được đảm bảo với trên 50% đường liên thôn và đường nội đồng được cứng hoá. 100% xóm có nhà văn hoá và khu thể thao. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên đạt 95,7%. Tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt 100%. Hơn 30% lao động đã qua đào tạo và 95,8 % lao động có việc làm thường xuyên. 100% người dân tham gia BHYT... Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân trong xã.

 

Bên cạnh đó, xã thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấy cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư, cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả như: cam, bưởi, chanh đào,... chủ yếu ở các xóm Đồng Bầu, Cây Rường, An Sơn 1, Rộc Dong, Đại Đồng. ông Nguyễn Thanh Sơn, xóm An Sơn 1, một trong những hộ tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã cho biết: “Trước đây, gia đình tôi trồng keo, giá trị kinh tế thấp, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 10 triệu đồng/năm. Từ năm 2011, tôi chuyển đổi hơn 2 ha vườn tạp và đất trồng keo sang trồng các loại cây ăn quả như cam, bưởi, ổi. Dự kiến năm nay cho thu hàng trăm triệu đồng, nâng thu nhập bình quân đầu người của gia đình lên hơn 30 triệu đồng/năm. Hiện, toàn xã An Bình đã chuyển đổi trồng được 6,7 ha cam; 0,3 ha bưởi, 1 ha chanh đào, 2,5 ha nhãn ghép, 2 ha thanh long,... đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Phát triển cây ăn quả trên đất đồi thấp, đất màu, đất vườn là định hướng đúng đắn của cấp uỷ, chính quyền nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai xã góp phần XĐ-GN.

 

Ngành nông - lâm - thủy sản cũng từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Năm 2015, tổng diện tích gieo trồng toàn xã đạt 95% kế hoạch. Phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng mô hình kinh tế trang trại đem lại hiệu quả cao như trang trại nuôi lợn thịt, nuôi gà quy mô lớn; diện tích rừng cho khai thác trong năm 91,6 ha, có giá trị 9,3 tỷ đồng, chiếm 47,42% tỷ trọng kinh tế. Hoạt động sản xuất CN-TTCN, dịch vụ được đẩy mạnh. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67% dịch vụ và thương mại chiếm 28,9%; trong đó, các hoạt động như sản xuất gạch không nung (gạch bi) đạt 272 vạn viên, trị giá 680 triệu đồng; dịch vụ vận tải và chở khách với 40 xe ô tô các loại cho lợi nhuận gần 7 tỷ đồng. Các dịch vụ khác như máy cày, máy tuốt lúa, dịch vụ cơ khí, sửa chữa, thương nghiệp,... cho thu ước tính hơn 11 tỷ đồng.

 

Đa dạng ngành nghề sản  xuất, đời sống của nhân dân An Bình được cải thiện. Từ năm 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 46% xuống còn 16%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14 triệu đồng/năm lên 26 triệu đồng/năm.

 

                                                                           

 

                                                                  Thanh Sơn (CTV)

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục