(HBĐT) - Chiều 19/11, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường Hòa Bình lần thứ 2 tổ chức diễu hành đường phố và trình tấu màn Chiêng lớn nhất Việt Nam lần thứ 2.

 

 

Đoàn Nghệ nhân Chiêng xuất phát từ chân đập Thủy điện Hòa Bình tiến về Quảng trường Hòa Bình.

 

Đúng 14h30, các nghệ nhân Chiêng chia thành 4 đoàn di chuyển về địa điểm tập kết để diễu hành. Tổng số có 2.000 nghệ nhân tham gia, trong đó có 1.600 nghệ nhân tham gia màn nghệ thuật, 400 nghệ nhân của 11 đoàn các huyện, thành phố và 4 tỉnh bạn… Các đoàn xuất phát tại 4 điểm từ Ngã tư trường Hoàng Văn Thụ; đầu đê Đà Giang gần cầu Đen- Đồng Tiến; chân đập Thủy điện Hòa Bình; Khách sạn Hòa Bình. Cung đường diễu hành của các đoàn gồm: Đoàn 1 gồm 500 nghệ nhân từ đầu đê Đà Giang gần cầu Đen Đồng Tiến đi dọc theo tuyến đường Cù Chính Lan- đường Chi Lăng về Quảng trường Hòa Bình; Đoàn 2 gồm 500 nghệ nhân từ ngã tư trường Hoàng Văn Thụ đi theo đường Đại lộ Thịnh Lang - đường Chi Lăng về Quảng trường Hòa Bình; Đoàn 3 gồm 500 nghệ nhân từ chân đập Thủy điện Hòa Bình theo đường Cù Chính Lan- đường Chi Lăng về Quảng trường Hòa Bình; Đoàn 4 gồm 500 nghệ nhân từ Khách sạn Hòa Bình đi theo đường An Dương Vương- đường Trần Hưng Đạo về Quảng trường Hòa Bình. Các đoàn đều có xe biểu trưng dẫn đầu, vừa đi vừa trình diễn các bài cồng chiêng như “Đi bộ”, “Bông trắng, bông vàng” và các bài chiêng cổ của dân tộc... Trên các tuyến phố chính có đông đảo người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình, du khách trong và ngoài nước thưởng thức màn diễu hành chiêng đường phố độc đáo, tưng bừng. Về tới sân trung tâm Quảng trường Hòa Bình, các đoàn Chiêng kết tụ thành một dàn Chiêng lớn biển diễn trên nền nhạc một số bài chiêng của dân tộc Mường.

 

Được biết, năm 2011, tại Lễ kỷ niệm 125 thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh, Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh Đây, tỉnh ta đón nhận bằng xác lập kỷ lục Việt Nam đối với màn cồng chiêng lớn nhất 1.400 diễn viên trình diễn. Đây là lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễu hành Chiêng đường phố và trình tấu màn Chiêng lớn nhất đề nghị Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập màn trình tấu Chiêng lớn nhất Việt Nam lần thứ 2.

 

                    

 

                                             PV

 

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục