(HBĐT) - Mỗi một dân tộc đều có những làn điệu dân ca của riêng mình. Đó là báu vật tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách tự nhiên. Những làn điệu dân ca cùng với dân vũ làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú, tốt đẹp hơn. Bởi vậy, ngày nay, Kim Bôi - một trong 4 Mường cổ nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình dù cuộc sống có rất nhiều sự lựa chọn nhưng nhiều bạn trẻ vẫn yêu câu thường rang, yêu điệu hát đúm như thể chúng đã chảy sẵn trong máu của mình vậy.

 

Là thầy lang chuyên bốc thuốc nam nên bà Bùi Thị Kỷ, thôn Lục Đồi, xã Kim Bình (Kim Bôi) ít khi có mặt ở nhà. Ngoài những lúc đi rừng tìm lá thuốc, bà thường đi khắp các phiên chợ trong và ngoài tỉnh để bán lá thuốc. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, một tháng đôi lần dù đang ở phiên chợ xa xôi nào, bà cũng thu xếp để trở về nhà. Đó là bởi lời hẹn với chị em trong CLB giữ gìn bản sắc dân ca Mường thôn Lục Đồi. Bà trở về để truyền dạy cho chị em những làn điệu cổ của dân tộc Mường. Bình thường đã rất vui nhưng thời gian gầy đây, những buổi trở về càng làm bà Kỷ thêm háo hức, bởi hiện nay, CLB đã có khá đông bạn nhỏ theo học. Mặc dù rất mới nhưng những bạn nhỏ luôn làm bà Kỷ phấn khởi một cách lạ kỳ. Bà Kỷ chia sẻ: “Hầu hết các cháu ở độ tuổi lên 8, lên 10 nhưng học rất nhanh như thể những lời ca, tiếng hát ấy đã có sẵn trong người, chỉ chờ dịp là có thể thức tỉnh mà thôi. Phấn khởi hơn là các em rất chịu khó học, nhiều khi yêu cầu tôi dạy cả những lời cổ. Ngoài hát, múa, các em còn thích dập xắc, đánh chiêng”.

 

Quả vậy, đối với Bùi Linh Thu, thành viên nhỏ tuổi nhất của CLB gìn giữ bản sắc dân ca Mường thôn Lục Đồi, những câu hát như đập bôong bôong, đập boong bưởi dù mới nghe nhưng lại rất quen thuộc và thu hút em một cách kỳ lạ. 8 tuổi, học ở trường tiểu học Kim Bình em cũng tham gia văn nghệ của trường. Linh Thu thường xuyên tiếp xúc với nhạc mới, ít khi được tiếp xúc với tiếng đàn, tiếng nhị nhưng khi được nghe các bà, các cô biểu diễn tại buổi thành lập CLB thì Linh Thu bị cuốn hút và xin mẹ cho theo học hátứ. Linh Thu cho biết: “Mặc dù ý nghĩa của từng câu hát em không hiểu lắm nhưng giai điệu những bài hát này rất hay, đặc biệt là khi được hát cùng với dàn nhạc bát âm. Bây giờ em đã có thể hát được một số bài như bài đập bôong boong, mời trầu. Em còn biểu diễn cả ở trường nữa”.

 

 

Nghệ nhân Bùi Thị Kỷ truyền dạy các điệu dân ca Mường cho em Bùi Linh Thu, thôn Lục Đồi, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi.

 

Linh Thu không phải là trường hợp cá biệt ở Kim Bôi. Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ yêu thích và đam mê những làn điệu dân ca Mường cổ. Nguyễn Thị Thùy Linh, thị trấn Bo đã có công việc ổn định trong một cơ quan thuộc khối UBND huyện Kim Bôi. Mặc dù bận rộn nhưng khi địa phương có hội diễn hay liên hoan văn nghệ, Linh đều tham gia nhiệt tình. Linh tâm sự: “Em rất thích những điệu múa Mường. Mỗi khi nghe giàn nhạc bát âm nổi lên, nhìn các bà, các mẹ trong bộ trang phục dân tộc, cùng với dải lụa trên vai, lướt trên sàn với đôi chân trần đó là lúc em thấy người phụ nữ Mường đẹp và duyên dáng nhất”. Chính sự cảm nhận đặc biệt đó đã giúp Linh trở thành “cây văn nghệ” nhiệt huyết của huyện Kim Bôi. Không được học bài bản về nghề múa nhưng Linh không chỉ biết múa mà có thể tự biên tập một bài múa hoàn toàn dựa trên những điệu múa của dân tộc Mường.

 

Dân ca Mường bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày. Nó giản dị, mộc mạc mà duyên dáng. Người ta hát lên nỗi lòng của mình, vì thế mà đem đến sự cảm động cho người nghe. Hiện nay, dân ca Mường đang được gìn giữ và lưu truyền, đó là nhờ những mô hình CLB như CLB thôn Lục Đồi, nhờ những nghệ nhân như bà Kỷ và nhờ những nhân tố nhiệt huyết như Linh Thu, Thùy Linh và rất nhiều bạn trẻ đam mê văn hóa dân tộc khác. Đồng chí Quách Công Nhiển, Phó Trưởng phòng VH – TT huyện Kim Bôi cho biết: “Để phát huy được những nhân tố tích cực này, huyện xác định, hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng sẽ góp phần không nhỏ để dân ca, dân vũ có sức sống mãnh liệt trong đời sống tinh thần của nhân dân. Hiện tại ở huyện Kim Bôi, phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở phát triển mạnh với  hàng trăm tổ, đội. Thành viên của các tổ, đội văn nghệ là những tuyên truyền viên tích cực, gần gũi. Trong đời sống hàng ngày, họ hát ru con bằng câu ca ngọt ngào, lời đối đáp lúc giao duyên hay thay lời chào hỏi bằng câu hát thường rang, bọ mẹng… Cùng với đó, tại các hội thi, hội diễn được coi là “mảnh đất diễn” để các đội văn nghệ quần chúng trổ tài năng khiếu trong hát dân ca”.

 

 

 

                                                                            Phương Linh

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục