Điện ảnh chuyển thể từ văn học không phải là chuyện mới, đó là một hướng sáng tác quen thuộc của cả thế giới cũng như Việt Nam.


Một cảnh trong bộ phim Cô gái đến từ hôm qua

Một cảnh trong bộ phim Cô gái đến từ hôm qua

 Sau thành công của một số tác phẩm chuyển thể vừa qua, cả điện ảnh lẫn văn học Việt đang tìm được một hướng đi chung.
Thành công từ sự thấu hiểu
Không chỉ là nhà văn có số lượng tác phẩm bán ra xếp hàng kỷ lục, Nguyễn Nhật Ánh còn được xem là tác giả văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được chuyển thể điện ảnh nhất nhì hiện nay. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, đã có những Áo trắng sân trường, Nữ sinh, Bong bóng lên trời, Chú bé rắc rối, Kính vạn hoa… Chính vì vậy, khi Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ra mắt, khán giả chỉ chú ý việc, thêm một bộ phim chuyển thể dựa trên tác phẩm của nhà văn, hơn là bản thân giá trị bộ phim mang lại. Thế nhưng, bộ phim đã gây ra một hiệu ứng xã hội độc đáo mà trước đó hầu như chưa có phim Việt nào làm được. Những Bãi Xép, cánh đồng Phước Lộc, sông Ba, núi Chóp Chài, sen Biển Hồ (địa danh nằm ngay trên trục quốc lộ chính qua Phú Yên), sau bộ phim bỗng chốc nổi tiếng, du khách nườm mượp kéo về, nhiều đến mức nơi đây dựng cả bảng: "Đây là nơi thực hiện cảnh quay trong phim…”. Đột nhiên, cảnh đẹp tuyệt mỹ của vùng đất Phú Yên được "phát hiện” lại, gây ngỡ ngàng cho du khách phương xa.
Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh bộ phim, khen nhiều nhưng chê cũng không ít, thậm chí có đạo diễn nổi tiếng còn thẳng thắn phát biểu, phim dở, vụn vặt, gây thất vọng… Thế nhưng, cũng giống như bộ phim Kong: Skull Island, dù không thành công về doanh thu, yếu tố nghệ thuật cũng không mấy gây tiếng vang nhưng hiệu ứng bộ phim mang lại cho địa danh Quảng Bình lại không hề nhỏ. Theo báo cáo của tỉnh Quảng Bình, sau bộ phim, chỉ tính riêng du khách quốc tế đến đây đã tăng hơn 39%.
Có rất nhiều ý kiến xung quanh giá trị cũng như các yếu tố thành công và chưa thành công của phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Thế nhưng, một chi tiết mà ít người để ý là sự thấu hiểu và thông cảm của chính nhà văn đối với sản phẩm sinh ra từ tác phẩm gốc của mình. Bất chấp những tranh cãi ngày phim đoạt giải, những ý kiến trái chiều về giá trị của bộ phim, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho đến tận bây giờ vẫn im lặng. Phát ngôn nhiều nhất của nhà văn chỉ là tác phẩm văn học là sự sáng tạo của nhà văn, còn tác phẩm điện ảnh là sự sáng tạo của riêng đạo diễn, một khi chấp nhận cho chuyển thể thì đồng nghĩa chấp nhận việc đạo diễn sáng tác mới. Nhà văn không nên can thiệp vào sáng tạo của người khác và cũng không bình luận sáng tạo đó giống mình bao nhiêu.
Chính cái nhìn thông cảm và thấu hiểu đó đã giảm bớt gánh nặng cho người làm phim. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là tác giả có lượng fan hâm mộ hùng hậu, nhiều thế hệ. Ý kiến trái chiều của ông có thể sẽ dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ cho bộ phim. May thay, điều đó không xảy ra và mới đây thêm một phim nữa được chuyển thể từ tác phẩm của ông, bộ phim Cô gái đến từ hôm qua. 
Cánh cửa mở ra một kho tàng
Việt Nam có một kho tàng các tác phẩm văn học xuất sắc ở mọi thể loại, nội dung đa dạng phong phú. Thế nhưng, một trong những rào cản lớn đối với những tác phẩm chuyển thể là bản gốc càng nổi tiếng, gánh nặng của người chuyển thể càng lớn.
Đơn cử như trước đây, bộ truyện tranh Chiếc lược ngà, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, dù được chính tác giả đánh giá cao nhưng vẫn trầy trật vì dư luận cho rằng, truyện tranh hóa danh tác là "thiếu nghiêm túc”. Điều này đã dẫn đến hạn chế cho những tác phẩm chuyển thể theo hướng này sau đó.
Các nhà lý luận phê bình khi đánh giá về văn học Việt Nam hiện đại thường nhấn mạnh, văn học Việt có sở trường truyện ngắn, truyện vừa. Điều này phù hợp với năng lực điện ảnh trong nước hiện nay. Thành công của những tác phẩm chuyển thể từ nguyên tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa qua, đa số đều là truyện vừa. Việc chuyển thể qua màn ảnh nhỏ vì vậy không đòi hỏi cắt xén quá nhiều hay phải chia thành nhiều phần.
Chính vì vậy, gần như chắc chắn, các nhà làm phim sẽ không bỏ qua những tác phẩm nổi tiếng khác của nhà văn. Dĩ nhiên, cùng với một hướng đi mới này, nhiều tác phẩm xuất sắc của các nhà văn khác cũng sẽ có dịp đến với khán giả qua hình thức chuyển thể theo một phong cách mới, hiện đại và hấp dẫn.

                                                                                                      Theo báo SGGP

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục