Tháng 11-1989, tôi được đơn vị (Sư đoàn 4, Quân khu 9) cử đi học lớp hạt nhân văn nghệ, Bộ môn Sáng tác ca khúc của Quân khu 9 tổ chức. Thầy dạy chúng tôi hồi đó là nhạc sĩ Nguyễn Duy Tiến và nhạc sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đóa (nay đã mất).

Thầy Duy Tiến dạy chúng tôi về lý luận, kinh nghiệm sáng tác ca khúc, cách phổ nhạc thơ, nghe và ký âm. Thầy Lê Đóa giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về lịch sử âm nhạc, các loại hình thanh nhạc, khí nhạc, nhạc cụ… Sáng28-12-1989, trong giờ giải lao giữa các tiết học, thầy Duy Tiến nói với tôi: "Cậu công tác ở Campuchia nhiều năm, cậu viết một bài về Campuchia đi”. Là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc (từtháng5-1975 đếntháng12-1978), tôi được chứng kiến những nghĩa cử cao đẹp của Quân tình nguyện Việt Nam với quân đội, nhân dân Campuchia; được dự các cuộc giao lưu múa hát giữa chính quyền và nhân dân hai nước trong các dịp lễ, tết nên tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước luôn in đậm trong trái tim tôi.

      Tác giả (đứng ngoài cùng, bên trái) cùng các cán bộ, chiến sĩ đội văn nghệ Sư đoàn 4, Quân khu 9, năm 1980. Ảnh tư liệu

 Tôi nhận lời với thầy Duy Tiến nhưng trong lòng thì lo lắng, không biết sẽ viết thế nào. Một mình co ro nằm đắp mền, tôi ôn lại kỷ niệm những ngày ở đơn vị, kỷ niệm với nhân dân nước bạn. Trong giây phút ấy, các cụm từ Việt Nam, Campuchia, đoàn kết, gắn bó, hữu nghị, thủy chung, hòa bình, tự do, son sắt… giữa hai dân tộc cứ ùa về, ùa về nhảy nhót trong tôi. Tứ nhạc, tứ thơ trào dâng: "Việt Nam-Campuchia đã bao đời nay gắn bó, tình anh em son sắt không bao giờ phai, cùng đứng lên đấu tranh diệt kẻ thù chung, giữ hòa bình giữ gìn hai nước chúng ta. Việt Nam - Campuchia chúng ta cùng đoàn kết, kề vai ta bên nhau đắp xây tình anh em…". Cứ thế, nhạc và thơ tuôn trào.Tôi tung mền vùng dậy sang phòng học ngồi vào đàn piano, chép lại ý nhạc đang trào dâng trong cảm xúc. Chưa đầy 3 tiếng đồng hồ, tôi đã hoàn chỉnh bản nhạc.

Sang tuần mới, trước giờ học buổi sáng, tôi đưa bài hát cho thầy Duy Tiến. Thầy xướng âm nho nhỏrồi bảo: "Cậu viết tốt lắm, để tớ chấm thêm bè, bài này sẽ làm bài mở màn cho buổi diễn báo cáo tổng kết lớp học trước thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân khu và thủ trưởng Cục Chính trị cùng các cơ quan, ban, ngành”. Thầy còn nói thêm: Bài sáng tác của ai đến hôm báo cáo người đó tự hát, nếu không tự hát được sẽ nhờ sự hỗ trợ của Đoàn Văn công Quân khu.

Ngày 10-1-1990, buổi biểu diễn báo cáo tổng kết lớp học có sự hỗ trợ của ca sĩ Kim Thắng, Đoàn Văn công Quân khu 9 (nay là giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ), nhạc sĩ Mai Ngọc Hùng (nay là Đại tá, Phó trưởng Đoàn Văn công Quân khu 9). Tôi được chọn 4 bài tham gia chương trình:"Việt Nam-Campuchia Samaki”(Tình đoàn kết Việt Nam-Campuchia),"Đẹp mãi tên anh”,"Hành khúc tiến về biên giới”,"Em yêu màu áo xanh”.Trong số đó, bài hát"Việt Nam-Campuchia Samaki”được khán giả đón nhận, tác phẩm đã đi vào cuộc sống, góp phần mang một thông điệp về tình đoàn kết hữu nghị, gắn bó thủy chung giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia

 

                                                                                            Theo báo QĐND


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục