(HBĐT)- Với nguồn tài liệu, cứ liệu phong phú, được trình bày một cách khoa học, tác phẩm Người Mường (LesMuong) - Địa lý nhân văn và xã hội của Tiến sĩ Quydinie là một công trình nghiên cứu về người Mường khá toàn diện và sâu sắc, được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Với những ngôn ngữ dân tộc, những khái niệm khoa học, tác giả đã có phác hoạ khá sắc nét về những sinh hoạt kinh tế của người Mường xưa, thông qua đó ta nhận ra bóng dáng văn hoá ẩm thực của họ.

Những đặc trưng sinh hoạt truyền thống của người Mường từ săn bắt đến trồng trọt, ruộng rẫy, từ việc sử dụng sản phẩm thu được đến phong cách ứng xử, định hình nét văn hoá ẩm thực, văn hoá giao tiếp đậm đà sắc thái. Trong trồng trọt, người Mường thu sản phẩm từ hai hình thức canh tác ruộng và rẫy (rẫy, tác giả gọi là ruộng khô). Ruộng là những mảnh đất bằng, xếp chồng cạnh nhau theo thế bậc thang, dễ trồng và dễ tưới nước. Rẫy làm trên sườn đồi, sườn núi, độ dốc càng lớn càng khó làm, thường trồng lúa và hoa màu sau khi đã chặt phá cây và đốt dọn sạch. Tác giả nhấn mạnh kinh nghiệm làm ruộng của người Mường thông qua hệ thống tưới tiêu cho cây trồng. Đó là việc lợi dụng sức nước để đưa nước tưới tiêu cho cây trồng và đưa nước lên ruộng ở thế cao hơn sông, suối (guồng nước). Đồng thời cũng nêu những đặc điểm trong canh tác ruộng rẫy như do điều kiện thiên nhiên, người Mường không sử dụng phân bón để chăm sóc cây trồng mà cây trồng vẫn tốt hoặc không chú trọng trồng vườn, nếu có thì rất sơ sài, rau màu họ trồng xen ở nương rẫy.

Đấy là nguồn thức ăn chủ yếu, đảm bảo cho sự sinh tồn của người Mường. Ngoài ra họ còn có tài săn bắn ở rừng núi và sông, suối. Ngoài cung cấp rau quả tự nhiên, thiên nhiên quanh làng còn là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho cuộc sống của người Mường. Vì thế, làng nào cũng có phường săn, tay săn, chài lưới, bắt cá giỏi.

Khi chuẩn bị một bữa ăn lớn, việc phân công làm bếp theo giới tính đáng được chú ý. Đàn bà ở trong nhà thổi cơm, nhặt rau, đàn ông chuẩn bị thịt lợn, thịt gà, vịt ngoài sân. Sau khi cơm, thịt đã chín, họ chia đều ra các mâm bằng lá chuối. Cơm (thường là xôi nếp) họ gói trong lá chuối, còn thịt thái vừa miếng đổ gọn giữa tàu lá chuối (cũng là mâm), bên cạnh đặt dúm muối trắng hay nước chấm tự chế biến và một, hai bát canh bằng cây chuối rừng.

Với người Mường, dù hoàn cảnh túng bấn nhưng sẵn sàng và niềm nở mời cơm khi có khách đến nhà. Bữa cơm khách bao giờ cũng có rượu. Trước khi uống rượu cất, gia chủ mời khách uống rượu cần. Trước khi đặt môi vào chén, chủ khách cùng nâng chén rượu lên ngang trán và cúi đầu. Ông chủ nhà mời khách uống và cũng chưa uống cạn khi khách chưa làm theo ý mình. Nếu khách không uống thì là điều thất lễ.

                                                                                          Lò Cao Nhum

 


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục