(HBĐT) - Cứ đến dịp Quốc khánh 2-9, người Mường ở các bản làng trong tỉnh lại rộn ràng đón Tết Độc lập. Từ bốn Mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động đến các thôn bản xa xôi như đều mang một sức sống mới khi người dân xúng xính váy áo vui đón Tết. Tết Độc lập là ngày Tết lớn thứ hai của người Mường sau Tết Nguyên đán, được duy trì kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945) đến nay.

Tết đoàn viên 

Người dân xứ Mường Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) có tục mừng ngày Quốc khánh 2-9 bằng việc tổ chức ăn Tết Độc lập thật trang trọng, đầy ý nghĩa. Không rực rỡ, náo nhiệt như ở thành thị, mà Tết Độc lập ở đây sâu lắng, mộc mạc với bản sắc rất riêng của xứ Mường thân thương. 

Chuẩn bị cho Tết Độc lập, hầu như nhà nào ở xứ Mường Be cũng có sẵn con lợn, chục con gà thịt và đàn vịt béo tròn. Từ đêm 1-9, nhà nào cũng thịt lợn, không khí vui vẻ, rộn ràng, náo nức như đêm Giao thừa đón Tết Nguyên đán. Sáng ngày Tết Độc lập, các gia đình đều làm mâm cỗ cúng gia tiên. Con gái đi làm dâu thì sáng ngày này cũng "mang phần” (mang quà - thường là đôi gà hoặc vịt, gạo nếp, bánh trái) về thăm bố mẹ đẻ. Mặc dù xa quê đã lâu nhưng năm nào ông Bùi Thượng Diền, phường Tân Hòa (thành phố Hòa Bình) cũng đưa các con về quê ăn Tết Độc lập. Ông luôn nói với các con: "Ngày Quốc khánh 2-9 còn là ngày Tết truyền thống của bản Mường ta. Đó còn là ngày đoàn tụ, sum vầy của dòng họ, gia đình. Đất nước có độc lập, người dân mới được tự do, ấm no, hạnh phúc”. 

Người dân Mường Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) hân hoan đón tết Độc Lập.

Mỗi lần về quê ăn Tết Độc lập, các con ông Diền đều cảm nhận được sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm và niềm tự hào về quê hương, đất nước. Chị Bùi Hồng, con ông Diền cho biết: "Năm nào chúng tôi cũng háo hức chờ đến Tết Độc lập để được về quê nội. Ngày còn nhỏ, lần nào về quê tôi cũng cùng các bạn đồng trang lứa chơi những trò chơi dân gian như nhảy lò cò, đánh mảng, kéo co. Chúng tôi được mặc quần áo mới cùng bố mẹ đi thăm người thân trong họ hàng, làng bản thật vui vẻ và ý nghĩa”. 

Nhưng có lẽ hào hứng nhất là cánh thanh niên. Tết Độc lập là dịp họ gặp nhau, vui chơi, ca hát, tìm bạn đời. Tết năm nào cũng vậy, thanh niên 8 xóm trong xã Chí Đạo đều thành lập đội bóng chuyền, thi đấu giao lưu với các đội của xã bạn. Sân bãi rộng trước cửa trụ sở UBND xã luôn đông vui với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao. Các thiếu nữ duyên dáng trong trang phục dân tộc Mường truyền thống say sưa múa hát. Tiếng hát ngân nga, hòa quyện cùng âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng vang vọng núi rừng, mê đắm lòng người. Không ít nam thanh nữ tú tham dự Tết Độc lập đã cảm mến nhau và nên duyên vợ chồng. 

Hướng tới phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 

Cuộc sống ở các xứ Mường Hòa Bình bây giờ đã thay đổi rất nhiều. Bà Bùi Siềm, xóm Be Trong, xã Chí Đạo chia sẻ: "Ngày đó quê mình còn nghèo lắm, phương tiện đi lại không có, đường sá thì khó khăn, điện cũng chưa có. Giờ đây, đường làng ngõ xóm đều đổ bê tông chắc chắn để xe ô tô có thể về đến tận làng, có điện thắp sáng xua đi cái tối tăm nơi vùng sâu, vùng xa của xứ Mường; lại có điện thoại, tivi để người dân có thể nghe, thấy người dân cả nước ăn Tết Độc lập vui thế nào...”. 

Đã thành thông lệ, mấy năm gần đây năm nào chị Trịnh Bạch Kim (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng về xứ Mường Be ăn Tết Độc lập. Chị Kim chia sẻ: "Cách đây 5 năm, trong một lần nghỉ lễ 2-9, tôi được người bạn thân rủ về quê cô ấy ăn Tết Độc lập cùng gia đình. Tò mò, tôi cũng muốn về tận nơi để tìm hiểu về ngày tết đặc biệt này cũng như những phong tục tập quán của người Mường. Thế rồi tôi bị con người và vùng đất xứ Mường "bỏ bùa” lúc nào không hay. Tình đất, tình người nơi đây đã khiến tôi năm nào cũng muốn quay lại vào đúng dịp Tết Độc lập, để được sống như người xứ Mường thực sự”. 

Các xứ Mường Hòa Bình đều sở hữu những tài nguyên du lịch tiềm năng, đặc biệt là du lịch văn hóa. Nơi đây không chỉ có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, những phong tục tập quán truyền thống còn được giữ gìn nguyên vẹn từ bao đời mà còn có các đặc sản làm say lòng du khách như rượu cần, hạt dổi, thịt lợn bản địa, gà nấu măng chua, cá suối nấu măng, cá nướng... Thưởng thức các món đặc sản bên chum rượu cần, du khách càng cảm nhận rõ hơn bản sắc văn hóa truyền thống và con người nơi đây thông qua màn giao lưu hát đối Thường đang bọ mẹng hòa trong âm thanh rộn ràng của tiếng chiêng... Đấy là những sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết Độc lập và những ngày lễ quan trọng của người Mường ở Hòa Bình. 

Ông Bùi Văn Luyến, Chủ tịch UBND xã Chí Đạo (huyện Lạc Sơn) cho biết: Được sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với những nỗ lực vượt khó của người dân, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương 5 năm trở lại đây đã có nhiều khởi sắc. Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang; 100% trẻ em đến lớp đúng độ tuổi, số hộ gia đình có mức thu nhập khá tăng lên... Tận dụng lợi thế về cảnh quan và các phong tục tập quán truyền thống còn được bảo lưu nguyên vẹn, xã Chí Đạo đang ngày càng quan tâm hơn đến kinh tế du lịch, khuyến khích các gia đình phát triển dịch vụ, trồng cây dổi lấy hạt, khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm để làm quà tặng phục vụ khách du lịch. Nhờ đó, không ít hộ gia đình trong xã đã có mức thu nhập khá, cuộc sống của người dân được cải thiện. Trong tương lai, địa phương sẽ đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa kết hợp với ngày Tết Độc lập trở thành sản phẩm đặc trưng, như cách mà Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã làm thành công.


                                                                                                                HD

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục