(HBĐT) - "Những làn gió Tây Bắc” là tên của một cuộc thi thơ và truyện ngắn do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức (phát động vào Ngày thơ Việt Nam lần thứ XV - năm 2017 và tổng kết trao giải vào trung tuần tháng 9 vừa qua tại TP Hòa Bình). Thành công ngoài mong đợi! Đó là nhận xét của một số thành viên trong Ban tổ chức. Cuộc thi đã khơi nguồn cảm xúc với văn chương giữa nhịp đời hối hả.



Tập thơ và truyện ngắn "Những làn gió Tây Bắc"- món quà tinh thần ý nghĩa của những người yêu văn chương.         

 Cầm trong tay món quà đầy ý nghĩa: tập thơ và tập truyện ngắn cùng mang tên "Những làn gió Tây Bắc” tôi thư thái đọc và cảm nhận. Khi đã chất chứa, thăng hoa niềm cảm xúc, tôi thấy mình cần phải viết để thay lời sẻ chia, tạo sự lan tỏa tình yêu văn chương vì một cuộc sống tươi đẹp.  

 Thật vậy! Sống ở thời đại công nghệ số, với sự trợ giúp đắc lực của ti vi, điện thoại, smatphone, internet… ít ai còn dành chút thời gian để thẩm thấu những dòng thơ hay truyện mỗi ngày. Tôi cũng vậy! vốn có chút duyên nợ với văn chương, nhưng cũng đã từ lâu không viết và cũng không đọc một tác phẩm thơ - văn nào trọn vẹn. Chỉ khi cầm trong tay tập thơ và truyện ngắn "Những làn gió Tây Bắc”, tôi mới thả mình lạc vào cõi… thơ! Ấy là bởi tôi được sinh ra và lớn lên ở vùng cửa ngõ Tây Bắc - nơi có dòng sông Đà cuộn chảy mang ánh sáng đến muôn phương, nơi có tình người chân chất và một kho tàng văn hóa đồ sộ mãi trường tồn.

 Đọc thơ, truyện ngắn "Những làn gió Tây Bắc” tôi thấy con sông, con suối, ngọn đồi, những bậc tiền nhân, những người bạn hữu và… thấy cả mình trong đó. Qua ngòi bút của 60 tác giả thơ, 28 tác giả truyện ngắn đến từ các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình… bức tranh Tây Bắc hiện ra thật sống động: "Người quê tôi/ Từ khi sinh ra đã uống nước nguồn/ Lớn lên trốn mặt trời, ngắm trăng dưới suối/ Người quê tôi/ Ai qua suối cũng chân trần thô nhám/ Sợ làm đau hòn sỏi nhỏ/ Con cá, con cua trong khe còn say ngủ/ Bước nhẹ thôi…” - trích "Qua suối” của tác giả Nguyễn Đức Thắng (Hòa Bình), tác phẩm được trao giải nhất thể loại thơ. Trích lược thôi cũng đủ thấy đó là những vần thơ đẹp, phản ánh đầy đủ, rõ nét nhất những giá trị nhân văn trong cuộc sống đời thường.

 Đa số các truyện ngắn tham gia cuộc thi đều tập trung miêu tả không gian văn hóa của nông thôn miền núi và tình người Tây Bắc: "Sự tích Bó Nang Coong” của tác giả Sa Phong Ba, "Lời hẹn từ Phiêng Mạ” của Đinh Ngọc Minh, "Hoa Sàng Làng” của Kiều Duy Khánh (Sơn La); "Lão thợ săn rừng Thầm Luông” của Nguyễn Xuân Chiến, "Rừng Nưa” của Lường Thị Ngân (Hòa Bình); "Dưới chân núi Sủng Nhỉ” của Nguyễn Trần Bé (Hà Giang)... Hầu hết là miêu tả hiện thực với sự chi phối của văn hóa, tín ngưỡng, thế giới quan. Tuy nhiên, cũng có những thể nghiệm mới mẻ với các yếu tố giả tưởng, cảm hứng giải thiêng, giải ảo, hoặc đề cập đến những vấn đề nóng, nhức nhối của nông thôn miền núi trong giai đoạn giao thoa. Một vài tác phẩm đưa ra những bài toán hóc búa giữa bảo tồn giá trị truyền thống và thích nghi, biến đổi để hiện đại hóa. "Nhân bản Hoang vu” của Nguyễn Đức Lợi , "Hoa Tử Sa” của Tống Ngọc Hân, "Phía bên kia cây cầu" của Chu Thị Minh Huệ, "Cỗ quê” của Phùng Phương Quý... và một số truyện ngắn khác như muốn nhắn gửi đến người đọc một lời đề nghị: mỗi con người chúng ta cần và nên sống tốt, sống có ý nghĩa hơn giữa dòng đời cuộn chảy.

 Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Đọc và chấm các tác phẩm, ông cảm nhận rõ hơn về vùng đất, con người, nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc. Chưa nói đến chất lượng tác phẩm, ngay cái tên của cuộc thi "Những làn gió Tây Bắc” đã vô cùng ấn tượng. Nên duy trì cái tên ấy để những người trẻ hôm nay và mai sau tiếp tục viết và truyền đi những câu chuyện về làng bản, nơi các thế hệ cha ông họ đã sinh sống đời đời, những vấn đề môi trường, không gian, văn hóa kỳ vỹ của các dân tộc Tây Bắc.

  Nhà thơ Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh, đồng Trưởng Ban tổ chức cuộc thi chia sẻ: Cuộc thi thơ và truyện ngắn "Những làn gió Tây Bắc” đã khép lại, nhưng nguồn cảm hứng về thiên nhiên, con người Tây Bắc vẫn dào dạt chảy, mở ra bao hướng tìm tòi. Hy vọng rằng trong các cuộc thi tới sẽ đón nhận nhiều hơn nữa những sáng tác mới mẻ, chất lượng từ những tên tuổi mới tạo nên không khí sôi nổi trong đời sống văn nghệ, tạo bước phát triển mới cho văn học Hòa Bình nói riêng, khu vực Tây Bắc nói chung, góp phần tạo sự phong phú cho nền văn học nước nhà.

Với riêng tôi, đọc và cảm nhận 82 bài thơ, 23 tác phẩm truyện ngắn được in trong 2 cuốn thơ và truyện ngắn "Những làn gió Tây bắc” thấy rằng: Những ngọn gió tươi mới mang hương sắc, tâm hồn Tây Bắc đã thổi và hy vọng sẽ còn thổi mãi để tạo nên một mạch văn chương bất tận của vùng đất tươi đẹp này.

Thúy Hằng

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục