(HBĐT) - Đối với phụ nữ Dao Tiền, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), ngoài những lúc lên nương, rẫy thì đều tranh thủ ngồi thêu những hoa văn, họa tiết lên vải để may trang phục. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Thường thì vào những lúc nhàn rỗi, họ tự tay nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và may quần áo cho các thành viên trong gia đình.


Người phụ nữ dân tộc Dao Tiền, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) khéo léo thêu hoa văn, họa tiết làm ra những sản phẩm truyền thống. 

Bà Lý Thị Hai, xóm Sưng vừa nhanh tay phơi những mảnh vải mới được nhuộm chàm chia sẻ: Vải được nhuộm chàm, công việc này khá phức tạp với nhiều công đoạn. Đầu tiên, những cây chàm được trồng trên nương và thu hoạch vào tháng 5,6,7 âm lịch. Cây chàm cắt về ngâm trong nước, vớt bỏ bã tiếp tục cho vôi vào đánh cho tan, qua quá trình lắng đọng sẽ được cốt chàm. Khi sử dụng sẽ lấy nước lọc tro hòa với cốt chàm để có nước chàm nhuộm vải. Vải được ngâm trong nước chàm khoảng 20 phút rồi vớt ra vắt nước đem phơi nắng, công đoạn này được lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi có được màu ưng ý mới thôi và thường phải kéo dài từ 20 - 30 ngày mới có được tấm vải màu đẹp. Với trang phục người Dao Tiền, hoa văn trang trí trên vải được in bằng sáp ong khá độc đáo và cầu kỳ. Thường với những vải có hoa văn in bằng sáp ong thì phải in xong mới đem nhuộm chàm. Để có sáp ong tốt, bà con thường sử dụng sáp ong rừng và ong khoái. Vào mùa hạ và mùa thu, bà con vào rừng lấy sáp ong mang về đun nóng để lọc lấy sáp. Khi vẽ, sáp ong được cho vào bát hoạch đĩa nhỏ để trên bếp than hoa và dùng công cụ in là cây trúc vót mỏng uốn thành khung nhỏ, ống nứa tròn nhỏ và thập tô bằng đồng chấm vào sáp ong để in các họa tiết trên vải. Việc in hoa văn trên vải đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng từng nét một để đường in đều, đẹp không bị cong, lệch.

Vừa khéo léo luồn từng đường kim mũi chỉ trên tấm vải chàm đã được in hoa văn, bà Lý Thị Tiến, xóm Sưng cho biết: Theo phong tục từ xưa, con gái người Dao Tiền trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để tự tay may váy cưới cho mình. Ngay từ nhỏ, các cháu bé đã được cho mặc những bộ trang phục truyền thống và khi lên 10 tuổi các bé gái đã được bà, mẹ dạy cách thêu thùa từ những công đoạn đơn giản đến phức tạp. Hiện nay, xóm Sưng vẫn giữ truyền thống đó và các bé gái đến độ tuổi lên 10 đều đã bắt đầu làm quen với thêu các hoa văn, họa tiết trên vải và các công đoạn khác để ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Vải sau khi được nhuộm, thêu hoàn chỉnh có thể sử dụng may trang phục, làm thành đồ trang trí nội thất hay những chiếc túi xinh xắn…

Hiện nay, xóm Sưng, xã Cao Sơn đã trở thành bản du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách, nhất là du khách quốc tế đến thăm quan, trải nghiệm. Do đó, nghề thêu, vẽ thổ cẩm của người Dao Tiền không chỉ đơn thuần là làm ra bộ trang phục, sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt nữa mà còn làm ra các sản phẩm lưu niệm để du khách đến tham quan có thể trực tiếp tham gia vào các công đoạn từ nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và mua những chiếc khan, bộ trang phục, túi đeo… về làm quà lưu niệm. Qua đó, không chỉ tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương mà còn góp phần bảo tồn và giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của dân tộc đến du khách trong nước và quốc tế.  

                                                                               Đỗ Hà

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục