(HBĐT) - Là nơi lưu giữ những ký ức trong chiến thắng vẻ vang của dân tộc, với hàng nghìn hiện vật, ảnh tư liệu được sắp đặt tại các khu vực trưng bày, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã tái hiện chân thực, sinh động về chiến dịch Điện Biên Phủ - hành trình 56 ngày đêm "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.


Với quy mô hoành tráng, có ý nghĩa lịch sử to lớn, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ luôn tấp nập những dòng người đến thăm quan từ mọi miền Tổ quốc.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng năm 2012, với tổng diện tích hơn 22.000 m². Nhìn từ bên ngoài, với kiến trúc hình chiếc mũ nan có mắc lưới, Bảo tàng giống như chiếc mũ chiến trường đồng hành cùng người chiến sỹ Điện Biên năm xưa. Toàn bộ công trình gồm 1 tầng hầm và 1 tầng nổi. Bên trong Bảo tàng được thiết kế, đầu tư hoành tráng cùng cách trưng bày độc đáo, đưa người thăm quan được trở lại những ngày tháng của cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc. Không gian trưng bày gồm 2 khu: khu trưng bày ngoài trời, gồm 112 hiện vật là những vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; khu trưng bày trong nhà lưu giữ gần 1.000 tài liệu, hiện vật, hạng mục trưng bày có 6 phần, được bố trí theo hình tròn trên diện tích 1.252 m². Đặc biệt, kiến trúc tầng 2 được trang trí bởi các bức tranh panorama được vẽ liên tiếp trên tường ở cùng một không gian. Phần trưng bày có diện tích lớn nhất là 925 m² đã tái hiện toàn bộ Chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Qua lời kể của hướng dẫn viên bảo tàng, chúng tôi được biết những hình ảnh, hiện vật có giá trị được sưu tầm từ các tổ chức, cá nhân trên mọi miền Tổ quốc như: xe đạp thồ của ông Ma Văn Thắng, xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm, máy điện thanh của đồng chí Chu Văn Mùi… Việc xây dựng nội dung trưng bày được thực hiện tỉ mỉ, khéo léo để du khách có thể nhận thấy tương quan lực lượng giữa ta và địch, tái hiện một cách sinh động, rõ nét 56 ngày đêm kháng chiến, dù thua kém địch về trang bị, vũ khí, nhân lực, nhưng quân và dân ta đã làm nên chiến thắng chấn động địa cầu, khiến bất cứ ai đến thăm quan đều không khỏi xúc động, bồi hồi.

Chị Lò Thị Khuyên, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên (Điện Biên) chia sẻ: Tự hào là người con sinh ra trên mảnh đất anh hùng. Dù được sinh ra trong thời bình nhưng từ nhỏ đến lớn, tôi đều được nghe những câu chuyện kể về chiến thắng lịch sử từ các cụ, các ông trong gia đình. Đến giờ khi đã lập gia đình, vào ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ hàng năm, tôi vẫn giữ thói quen đưa gia đình tới viếng Nghĩa trang Liệt sỹ A1 và thăm quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ để bày tỏ sự biết ơn, trân trọng những công lao to lớn của các liệt sỹ đã nằm lại đây, không trở về sau cuộc chiến 56 ngày đêm ròng rã. Từ những hiện vật, tài liệu lịch sử, tôi luôn mong các con, cháu mình thấy được truyền thống hào hùng của dân tộc. Từ đó, giáo dục các con có tình cảm yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Sau này lớn lên sẽ nỗ lực, rèn luyện để có thể viết tiếp những trang sử vàng như các bậc cha ông xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi là một trang sử vàng chói lọi. Để phục vụ du khách một cách tốt nhất, tạo ấn tượng cho du khách cả về những giây phút lịch sử hào hùng của dân tộc và những hình ảnh về cuộc sống hiện đại, Bảo tàng tập trung nhân lực, chỉnh trang, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, đồng thời, đổi mới việc truyền tải thông tin về chiến thắng Điện Biên Phủ đến du khách thông qua việc trình chiếu các bộ phim tư liệu, giúp du khách có thể tự tra cứu thông tin về chiến dịch trên màn hình ti vi; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội facebook.

Thu Hằng

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục