(HBĐT) - Không giống như các dân tộc thiểu số khác ở địa phương, dù có sự giao thoa giữa các nền văn hoá và lối sống hiện đại, song những người phụ nữ dân tộc Mông ở xã Hang Kia, huyện Mai Châu vẫn giữ được nét đẹp văn hoá truyền thống riêng có của dân tộc, đặc biệt là việc thêu, may trang phục cho mình và người thân trong gia đình.



Đến xóm Hang Kia dễ thấy hình ảnh phụ nữ dân tộc Mông mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày, cùng với đó là hình ảnh các cụ bà, phụ nữ, thiếu nữ Mông ngồi bên đường hay bờ suối tỉ mẩn từng đường kim, mũi chỉ để tạo ra bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình… Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, để hoàn thiện được một bộ quần áo như vậy phải mất vài ba tháng, thậm chí cả năm, nhưng việc thêu thùa được phụ nữ Mông lưu giữ từ nhiều đời nay bằng cách học theo bà, theo mẹ, chưa biết chỗ nào thì hỏi chỗ đó và khi thêu thì hoàn toàn tập trung để tránh làm hỏng đường thêu.

 

Chị Mùa Y Liên, xóm Hang Kia cho biết: Tôi biết thêu từ năm 10 tuổi, do mẹ dạy và tôi nhìn các bà thêu nên học theo. Thêu cần sự khéo léo và tỉ mỉ vì khi làm chỉ sai một mũi là phải dỡ hết để làm lại từ đầu. Giờ có gia đình và cũng có con gái nên tôi đã dạy cho con vì thêu thể hiện sự khéo léo, chịu thương, chịu khó của người con gái Mông.

Hiện nay, xã Hang Kia có 727 hộ với gần 4.000 nhân khẩu, trong đó có 98% là đồng bào dân tộc Mông, người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, mặc dù còn nhiều khó khăn, song đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào rất phong phú, mang nhiều màu sắc riêng, mà trang phục truyền thống là một trong những nét văn hóa đặc sắc. Vào thời điểm nông nhàn hay dịp lễ, Tết, các bà, các chị lại tập trung thành từng nhóm ngồi thêu hoa văn trang phục truyền thống với mong muốn lưu giữ văn hoá đặc sắc của dân tộc mình.

Chị Giàng Y Dúa, xóm Thung Mài chia sẻ: Khi 8 tuổi tôi đã được mẹ truyền dạy thêu thùa, may vá, đến lúc lấy chồng mình đã thêu được 10 bộ quần áo. Đến nay, con gái được 10 tuổi mình cũng đang dạy con thêu, vì mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, để sau này không mất gốc.

Việc thêu thùa gắn liền với cuộc sống của đồng bào, đặc biệt là phụ nữ Mông, được coi là hồn cốt góp phần tạo nên bản sắc đặc trưng của dân tộc Mông. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, việc thêu thùa, sử dụng trang phục truyền thống ít dần đi. Để nét đẹp văn hóa của dân tộc không bị mai một trước nhịp sống hiện đại, những năm gần đây, cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể xã, xóm ở Hang Kia đã vận động, tuyên truyền người dân gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực truyền dạy kỹ thuật thêu quần áo truyền thống cho con cháu cũng như thường xuyên mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày hội, lễ, Tết…

Đồng chí Vàng A Váu, Bí thư Đảng uỷ xã Hang Kia cho biết: Thêu được coi là nghề truyền thống của đồng bào Mông. Người phụ nữ trong mỗi gia đình thường xuyên thêu những chân váy, tấm áo để đi làm dâu, phục vụ nhu cầu của gia đình là một nét đặc trưng và là cách thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ. Tôi hy vọng rằng, nghề thêu ngày càng phát triển để lưu giữ cho các thế hệ sau và sẽ là sản phẩm đặc trưng thu hút khách du lịch tại địa phương.

Có thể nói, với tiềm năng phát triển du lịch ở Hang Kia hiện nay, nghề thêu truyền thống của người Mông nơi đây sẽ có cơ hội phát triển, vượt khỏi phạm vi gia đình, trở thành sản phẩm mang tính hàng hóa. Qua đó, vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hoàng Anh

(Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu)


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục