Trong di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, di sản văn hoá Mường có dấu ấn đậm nét ở nhiều lĩnh vực. Để giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hoá Mường, mới đây, Bảo tàng tỉnh tổ chức trưng bày hiện vật với chủ đề "Nghe lời gốm kể”. Qua đó giới thiệu tới công chúng về phong tục, tập quán của người Mường cổ.


Giáo viên, học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) tham quan gian trưng bày chủ đề "Nghe lời gốm kể" tại Bảo tàng tỉnh.

Hào hứng, thích thú xem, tìm hiểu thông tin các hiện vật trưng bày - đó là cảm nhận, hành động của học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hoà Bình) khi được tham dự buổi trưng bày các loại đồ gốm với chủ đề "Nghe lời gốm kể”. Tại đây, các em được chứng kiến những hiện vật, di sản gắn liền với từng thời kỳ lịch sử, được giới thiệu và tìm hiểu về ý nghĩa, sự tồn tại của từng hiện vật. Đây cũng là những kiến thức lịch sử, văn hóa của tỉnh được truyền tải sinh động, cuốn hút đối với các em.

Em Đỗ Huyền Chi, lớp 9A1, Trường THCS Lý Tự Trọng chia sẻ: Những hoạt động trải nghiệm như này rất thú vị, giúp chúng em hiểu biết thêm về giá trị văn hóa, di tích lịch sử của tỉnh, đặc biệt, qua trưng bày chuyên đề, những đồ gốm được trưng bày tinh tế, đẹp mắt. Chúng em mong muốn có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế để thế hệ trẻ có thêm hiểu biết, tự hào về giá trị văn hóa Hòa Bình.

Được Sở VH-TT&DL mời tham dự trưng bày, Tiến sỹ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á chia sẻ: Vào gian trưng bày về gốm, ta cảm thấy không khí ấm áp bởi đất và lửa là 2 thành phần chính làm ra gốm, sứ trên toàn thế giới. Khi nghiên cứu về gốm, sứ ở Việt Nam, bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng phải nghĩ đến tỉnh Hòa Bình. Nguyên do là khi chúng tôi khai quật các hang tiền sử của thời kỳ con người bắt đầu làm ra gốm thì chính Hòa Bình là một trong những nơi đầu tiên, ví dụ như hang xóm Trại, mái đá làng Vành… Các hang đó, chúng tôi phát hiện các mảnh gốm sớm đầu tiên, các tầng cách ngày nay 9.000 năm. Thăm gian trưng bày ở bảo tàng, thấy được quá trình phát triển của con người luôn gắn với những đồ gốm đẹp. Đặc biệt thời kỳ bắt đầu xuất hiện lang đạo có những đồ gốm giá trị vào bậc nhất của đất nước Việt Nam và các nước Đông Nam Á, như các chiếc thạp lớn được coi như bảo vật. Chúng tôi rất mừng khi Bảo tàng tỉnh tổ chức được cuộc trưng bày chuyên đề để giới thiệu với người dân, du khách trong và ngoài tỉnh. Qua công tác tuyên truyền, quảng bá, các nhà nghiên cứu sẽ đến tìm hiểu tại Bảo tàng tỉnh Hòa Bình. Những người nghiên cứu, đam mê gốm đều nghe, cảm nhận được "lời thủ thỉ", "hơi thở" của gốm từ tiếng người thợ làm ra sản phẩm, đến hoa văn tinh xảo, hình dáng, chất men làm nên sản phẩm gốm, sứ…

Với chủ đề "Nghe lời gốm kể”, Bảo tàng tỉnh đã giới thiệu trên 250 hiện vật gốm, sứ, các tài liệu, hình ảnh trực quan, sinh động về lịch sử văn hóa dân tộc tỉnh Hòa Bình, nhằm giới thiệu đến công chúng những bằng chứng mang thông điệp từ quá khứ, phản ánh chân thực đời sống xã hội cũng như phong tục, tập quán cổ xưa nơi xứ Mường. Qua những tư liệu gốm và hiện vật gốm cổ, ta biết được rõ hơn về lịch sử mộ của người Mường; sự giao lưu văn hoá, kinh tế của người Mường qua nhiều thời kỳ. 

Người Mường là cư dân bản địa sinh sống lâu đời trên mảnh đất Hoà Bình. Trong lịch sử phát triển, người Mường không có nghề làm gốm, sứ mà chỉ có nghề thủ công truyền thống được biết đến là dệt. Thế nhưng trong các khu mộ cổ đã được khảo sát và khai quật ở các vùng Mường Hoà Bình thấy đồ tuỳ táng chủ yếu là gốm, sứ với số lượng lớn, cho thấy những giá trị lớn về mặt lịch sử. Điển hình như các khu mộ cổ Kim Truy; khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi và nhiều vùng Mường khác trong tỉnh. Thông qua trưng bày tư liệu, hiện vật góp phần giới thiệu và tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân về các bộ sưu tập hiện vật gốm sứ độc đáo, đặc sắc trong những ngôi mộ cổ của dân tộc Mường. Bộ sưu tập gốm sứ được xem là báu vật của tầng lớp giàu có, phản ánh nhiều mặt về đời sống, văn hóa, xã hội của tầng lớp cao trong xã hội thời bấy giờ và sự giao lưu văn hóa, kinh tế của người Mường qua nhiều thời kỳ lịch sử. Qua đó khẳng định văn hoá dân tộc Mường không chỉ có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống, mà ngày nay tiếp tục được bảo tồn, phát triển trong xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.



Hương Lan

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục