Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).


Giáo viên và học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) thăm gian trưng bày "Nền Văn hóa Hòa Bình" tại Bảo tàng tỉnh. 

Nơi ghi dấu chân nhà khảo cổ học người pháp m.conani

Chúng tôi có dịp đến thăm di tích khảo cổ quốc gia Mái đá làng Vành nằm ở chân núi Trắng thuộc địa phận làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Người dân gọi mái đá là hang ốc, bởi trong hang có rất nhiều vỏ ốc. Những nơi Viện Khảo cổ học đào thám sát, khai quật nhìn thấy hàng mét vỏ ốc vẫn nằm sâu trong lòng đất hàng nghìn năm nay. 

Đồng chí Bùi Văn Tưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Phú chia sẻ: Sinh ra và lớn lên ở làng Vành, từ nhỏ, tôi cùng chúng bạn thường lên Mái đá làng Vành chơi. Chúng tôi cũng tò mò vì sao lại nhiều vỏ ốc đến thế? Sau này lớn lên mới biết nơi đây được các nhà khảo cổ học người Pháp xác định là nơi người nguyên thủy cư trú. Hiểu được giá trị của di tích, người dân càng gìn giữ, trân trọng hơn. Khu di tích quốc gia Mái đá làng Vành được người dân bảo vệ cảnh quan, giữ rừng nguyên sinh, có cả khỉ vàng sinh sống. Gần đây, biết di tích Mái đá làng Vành được chọn lập hồ sơ đề nghị là di tích quốc gia đặc biệt, người dân trong vùng mừng lắm. Chúng tôi mong muốn di tích được lan tỏa giá trị để nhiều bạn bè trong và ngoài nước biết đến, góp phần bảo tồn và phát huy di sản, phát triển KT-XH trên địa bàn. 

Tìm lại tư liệu lịch sử, vào năm 1929, trong đợt điều tra khảo cổ học khu vực núi đá vôi phía Nam của tỉnh Hoà Bình, sau khi phát hiện và khai quật các di chỉ của hang nơi đây, nhà khảo cổ học người Pháp M.Colani đã đặt tên là Mái đá làng Vành. Khai quật di chỉ Mái đá làng Vành, M.Colani thu được 951 hiện vật các loại. Cách Mái đá không xa là các di chỉ hang Trại, hang Đá Lý, hang Dúng, mái đá Đa Phúc. Các di chỉ này hợp thành một cụm di tích chạy dọc trong thung lũng của Mường Vang.

Trước đó, từ năm 1926, M.Colani đã phát hiện và đặt tên cho nền văn hoá này khi bà cùng một số nhà khảo cổ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ đi khảo sát các hang động trong các sơn khối đá vôi tỉnh Hòa Bình. Đến năm 1932, thuật ngữ "VHHB" được chính thức thông qua một cách khoa học và thuyết phục tại Hội nghị Tiền sử Viễn Đông họp ở Hà Nội, đã được các nhà khảo cổ thế giới công nhận. VHHB phân bố trải rộng trên khắp địa vực vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. 

Tại Việt Nam, hiện nay, các nhà khảo cổ học vẫn tiếp tục phát hiện và khai quật với nhiều di tích VHHB ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, nâng tổng số di tích VHHB lên hơn 150 địa điểm, nhưng phân bố không đều, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Hòa Bình, tiếp đến là Thanh Hóa và rải rác ở các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Nội. 

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cho đến nay   có 87 địa điểm di tích VHHB được phân bố ở các huyện: Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu và TP Hòa Bình.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Kể từ khi giới khảo cổ học thế giới vinh danh VHHB từ năm 1932 đến nay, ngành Khảo cổ học Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu nền văn hóa này. Khẳng định VHHB là văn hóa khảo cổ rất tiêu biểu và có vị trí quan trọng trong thời đại đồ đá ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Chính vì vậy, các di tích, di vật thuộc nền VHHB là tài sản vô cùng quý báu, đóng góp cho nền khoa học nước nhà cũng như thế giới những tư liệu khoa học quan trọng làm rõ thêm bức tranh tiền sơ sử tại Việt Nam. 

Phát huy giá trị của nền VHHB, đến nay, tỉnh ta có 10 di tích khảo cổ về nền VHHB tiêu biểu được xếp hạng di tích quốc gia, gồm: Hang Tằm, hang Chổ (Lương Sơn); hang Muối, hang Bưng (Tân Lạc); hang Khoài, hang Láng (Mai Châu); hang xóm Trại, Mái đá làng Vành (Lạc Sơn); động Tiên, hang Đồng Thớt (Lạc Thủy). Hiện nay, tỉnh đang hoàn thiện hồ sơ khoa học trình Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt đối với 2 di tích quốc gia hang xóm Trại và Mái đá làng Vành. Khẳng định vai trò là một trong những tỉnh có đậm đặc các di chỉ của VHHB, Hòa Bình đã 2 lần là chủ nhà tổ chức sự kiện Kỷ niệm 85 năm (năm 2017) và 90 năm (năm 2022) thế giới công nhận nền "VHHB". 

Đồng chí Tô Anh Tú, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Tại Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ gần 10 nghìn hiện vật VHHB (chưa tính số lượng khai quật năm 2022 tại 2 di chỉ hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, huyện Lạc Sơn). Số hiện vật này được các đơn vị trong nước thám sát, khai quật từ năm 1960 trở lại đây. Trong những năm qua, Sở VH-TT&DL đã chỉ đạo Bảo tàng tỉnh thường xuyên tổ chức trưng bày để giới thiệu về nền VHHB tới đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh. Qua đó góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của nền VHHB.

Hương Lan


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục