Thời gian qua, các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan, nấu rượu cần, chế tác gỗ lũa, đá cảnh… không chỉ lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc, mà còn tạo ra giá trị kinh tế, đem lại thu nhập cho người dân. Để phát triển bền vững, ngoài việc gìn giữ và nâng cao tay nghề của người thợ, tỉnh và các địa phương đã, đang có nhiều biện pháp hỗ trợ về vốn, trang thiết bị, quảng bá, xúc tiến thương mại để các sản phẩm vươn đến được thị trường lớn trong và ngoài tỉnh.
Sản phẩm thổ cẩm của bà con xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc)có mẫu mã, chất lượng tốt, được thị trường đón nhận.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) có từ lâu đời. Trước đây, nghề bị mai một, có nhà dỡ bỏ cả khung cửi làm củi, nhiều người không còn mặn mà với nghề. Nhờ lòng yêu nghề của một số người thợ, cùng sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các chương trình, năm 2023, Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm truyền thống và dịch vụ xã Đông Lai được thành lập, hiện có 54 thành viên. Dệt vải trong lúc nông nhàn đã trở thành công việc yêu thích và đem lại thu nhập cho các chị em. Những người thợ lâu năm sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm về cách dệt từng hoa văn, kỹ năng dệt thổ cẩm. Năm 2024, sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Bà Bùi Thị Mỉa, Phó Giám đốc HTX dệt thổ cẩm truyền thống và dịch vụ xã Đông Lai cho biết: "Nghề dệt thổ cẩm của người Mường có từ hàng trăm năm nay, tuy nhiên dần mai một. Với ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tôi và một số thợ dệt có tâm huyết đã quyết tâm bám trụ, tìm cách khôi phục lại nghề, hiện HTX có trên 70 khung cửi, bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm được làm cầu kỳ tạo thành những tấm vải, cạp váy, chân váy như ý. Các sản phẩm của HTX hoàn toàn được làm thủ công nên đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, tinh tế trong quá trình dệt mới có thể tạo ra những tấm vải rực rỡ, họa tiết cầu kỳ, hoa văn đẹp mắt, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nghề mây tre đan truyền thống với những nét tinh xảo, độc đáo trên từng sản phẩm có những lúc gặp nhiều khó khăn, tưởng chừng không thể tồn tại. Nhờ lòng kiên trì, cố gắng của mỗi người thợ, đồng thời được sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện của các cấp chính quyền, nghề mây tre đan dần có chỗ đứng, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, nghề mây tre đan phát triển cả về quy mô và giá trị. Nổi bật, HTX làng nghề truyền thống mây tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) hiện tạo việc làm cho 200 lao động địa phương, trong đó có hơn 100 lao động thường xuyên; mỗi lao động thời vụ cũng có mức thu nhập 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. HTX hoạt động có hiệu quả, sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo. HTX nhận được nhiều đơn hàng từ các tỉnh, thành phố và thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, tại các xã: Vũ Bình, Văn Nghĩa, Văn Sơn (Lạc Sơn)… cũng hình thành cơ sở sản xuất tập trung, thu hút nhiều lao động địa phương.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều ngành nghề truyền thống tiêu biểu, được công nhận làng nghề, một số thành lập được HTX, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường như sản xuất rượu cần, gỗ lũa, chế tác đá cảnh… Nhiều nghề đã phát triển được sản phẩm đạt chuẩn OCOP, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Nhờ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và các hội, đoàn thể, các lớp tập huấn nghề truyền thống, kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm thường xuyên được tổ chức, mở ra cơ hội tiếp cận nghề cho lao động nông thôn.
Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng tăng cường giám sát, đánh giá chất lượng sản phẩm, đảm bảo những giá trị truyền thống kết hợp đổi mới phù hợp xu hướng thị trường. Tuy vậy, nhiều ngành nghề vẫn đứng trước không ít khó khăn như: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trang thiết bị còn sơ sài; chưa chủ động được thị trường tiêu thụ; giá thành cao so với những mặt hàng công nghiệp; khả năng sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng mới, bắt kịp xu thế hiện đại của người thợ hạn chế… Vì vậy, cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp, ngành nhằm bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, từng bước giảm nghèo, ổn định thu nhập cho người dân.
Hoàng Anh
Từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề truyền thống gắn bó mật thiết với cộng đồng dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Trong đời sống hiện đại, từng có thời điểm dệt thổ cẩm bị mai một. Tuy nhiên, tại xóm Cóm, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc có những người phụ nữ Mường đã làm sống dậy tinh hoa thổ cẩm xứ Mường qua những sản phẩm kết hợp truyền thống với hiện đại. Họ là những thành viên của Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm truyền thống và dịch vụ tổng hợp xã Đông Lai.
Những ngày tháng Tư lịch sử, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình rợp màu cờ Tổ quốc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên các tuyến phố, trường học, các quán cà phê và các nhà máy... đều lấp lánh hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Ngày 28/4, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Bãi đá có hình khắc cổ tại Suối Cỏ, xã Mỹ Thành.
Tối 26/4, tại Quảng trường Hòa Bình, TP Hòa Bình, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đất nước trọn niềm vui" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra đầy cảm xúc. Chương trình được tổ chức hoành tráng; không gian, màu sắc, kịch bản, sự hội tụ của văn hoá truyền thống, lịch sử, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), chiều 27/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP Hồ Chí Minh cùng các đơn vị tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh với chủ đề "Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam” và "Tự hào một dải biên cương”.
Hội Cựu chiến binh (CCB) thành phố Hoà Bình vừa tổ chức công diễn các tiết mục đặc sắc tại Liên hoan tiếng hát Hội CCB thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước với chủ đề "Hồi ức sáng mãi”.