Kể từ ngày 2/9 này, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (HTTL) vừa được Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới sẽ chính thức mở cửa đón du khách tham quan. Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa VN, PGS. TS. Đặng Văn Bài chia sẻ với bạn đọc báo SK&ĐS nhân sự kiện này.

Tôi tin chắc bây giờ ai cũng muốn vào tham quan HTTL! Khó khăn là quản lý du khách thế nào để không gây sức ép lên di sản và thuyết minh với họ như thế nào để cho du khách hiểu giá trị của di sản.

Hiện nay, UBND TP. Hà Nội đang khẩn trương phối hợp cùng với các ban, ngành chức năng để không những chỉ bảo tồn được di tích mà còn sớm mở cửa để nhân dân và du khách quốc tế có dịp chiêm ngưỡng di sản vô giá của nhân loại mà VN đang có vinh dự sở hữu! Tuy nhiên, việc mở cửa cho du khách tham quan sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nếu như chúng ta không tổ chức một cách khoa học.

Sau khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhu cầu tham quan HTTL của du khách là rất lớn. Chúng ta phải làm thế nào để vừa có thể bảo vệ được di tích vừa đáp ứng mong mỏi của người dân, thưa ông?

- Việc mở cửa HTTL phục vụ nhu cầu tham quan của nhân dân là đương nhiên! Tuy nhiên, chúng ta nên xây dựng ngay một tuyến du lịch tham quan Hoàng thành. Nhưng cũng phải có chừng mực! Nếu ngay bây giờ cho khách tham quan xuống khu vực đang khai quật thì sẽ làm hỏng di tích. Theo tôi, nên làm một con đường tạm bao quanh khu vực này để người dân tham quan, rồi kết hợp với việc chiếu phim về Hoàng thành trong hội trường lớn và thuyết minh, giới thiệu qua sa bàn. Như thế sẽ vừa có thể bảo vệ được di tích vừa đáp ứng mong mỏi của người dân...

Công tác khai quật HTTL chắc chắn sẽ còn tiếp tục. Việc mở cửa cho du khách vào tham quan liệu có ảnh hưởng đến di sản không, thưa ông?

- Tôi nghĩ rằng trong lòng đất của Thành cổ chắc chắn vẫn còn nhiều dấu tích. Vì vậy vừa bảo tồn nguyên trạng di tích trên mặt đất vừa tiến hành khảo cổ những dấu tích còn lại là vấn đề rất khó khăn. Mở cửa cho du khách vào tham quan là một quyết định đúng đắn, tuy nhiên chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn bền vững và bảo tồn lâu dài những di tích mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế hôm nay!

Để bảo vệ di sản quan trọng này chúng ta cần phải làm gì, thưa ông?

- Một việc đơn giản, có thể làm ngay để bảo vệ HTTL và thực hiện cam kết với UNESCO là thống nhất việc quản lý để đảm bảo tính toàn vẹn của di sản. Hiện tại, Bộ Quốc phòng đã bàn giao cho Hà Nội 2/3 diện tích trong khu di tích. Khu khai quật khảo cổ hiện vẫn do BQL dự án xây dựng nhà quốc hội quản lý, theo tôi, đã đến lúc nên bàn giao lại cho Hà Nội. Chúng ta phải chứng tỏ sự nghiêm túc đối với những gì đã trình bày trong hồ sơ. Phải nhớ rằng UNESCO hoàn toàn có thể xem xét lại danh hiệu nếu ta không làm đúng!

Bên cạnh đó, việc khai quật khảo cổ vẫn cần tiếp tục và mở rộng sang cả khu vực thành cổ. Phải có kế hoạch khai quật khảo cổ bài bản để hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về di sản. Trên thế giới, có nhiều di sản họ khai quật khảo cổ 40-50 năm liên tục, khai quật cho tới khi không còn dấu vết kiến trúc, di vật mới thôi...

Những di vật được tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long

Thưa ông, về lâu dài, chúng ta nên bảo tồn và phát huy như thế nào đối với Di sản độc đáo này?

- Theo tôi, về lâu dài, phải xây dựng quy hoạch tổng thể. Theo chỉ đạo của Thủ tướng là biến nơi đây trở thành công viên văn hóa lịch sử. Có lẽ phải rất lâu, mất 10-15 năm hoặc hơn thế nữa chúng ta mới có thể làm được điều đó. Để bảo vệ di sản, có thể áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt. Chỗ thì lấp cát, chỗ làm mái che, chỗ phục dựng hoặc phỏng dựng lại, chỗ thì làm đường để du khách có thể xuống lòng đất tham quan...

Khá nhiều hiện vật được tìm thấy ở HTTL đang đứng trước nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng vì chưa có phương án bảo quản hợp lý. Theo ông, chúng ta cần phải làm gì nếu không muốn những hiện vật quan trọng này bị "thời gian đánh cắp"?

- Những hiện vật đã đưa lên rồi đã và đang được xử lý rất bài bản, được bảo vệ trong điều kiện tối đa của VN, nhưng vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế!

Hiện nay, các tòa nhà do Bộ Quốc phòng bàn giao đã được sửa chữa lại để trưng bày và bảo quản các hiện vật. Khu khai quật đã có mái che, có hệ thống thoát nước cục bộ, có máy bơm, có sự theo dõi, chăm sóc... Có thể nói trong tất cả các khu khảo cổ học ngoài trời VN hiện có thì đây là khu được chăm sóc tốt nhất. Nhưng vẫn chưa thể yên tâm được! Cần phải làm nhiều hơn thế nữa...

Xin cảm ơn ông!

                                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục