Càng gần Tết Tân Mão 2011, các nhà sản xuất càng công bố nhiều dự án phim truyền hình. So với năm 2010, không chỉ tăng về số tập phim mà số lượng phim truyền hình chiếu Tết cũng tăng với nội dung phong phú.

 

Một điều đặc biệt của năm 2011 là sự vào cuộc của rất nhiều hãng phim tư nhân. Điều này không chỉ làm tăng số lượng phim mà còn vô tình tạo ra một cuộc cạnh tranh về chất lượng phim.

Nhà nước và tư nhân cùng “đua”

Đại diện hãng phim Nhà nước – Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) sẽ ra mắt 2 phim truyền hình trong dịp Tết Tân Mão là "Một tuần làm dâu" (7 tập) của đạo diễn Mai Hồng Phong và "Đếm ngược cho 30" (6 tập) của đạo diễn Trịnh Lê Phong.

"Một tuần làm dâu" là câu chuyện nhẹ nhàng với những tình huống hài hước về mẹ chồng nàng dâu được đặt trong không khí những ngày giáp Tết. "Đếm ngược cho 30" kể về ba cô gái, mặc dù đã bước sang tuổi 30, nhưng đều chưa lập gia đình. Các cô gái hiện đại đều có những lý do riêng cho việc muộn chồng. Và chiến dịch "lăn những quả bom nổ chậm" ra khỏi nhà trước khi quá muộn đã khiến người trong cuộc gặp phải không ít chuyện dở khóc, dở cười.

Ghi hình cho phim
Ghi hình cho phim "Một tuần làm dâu"

Cùng với VFC, hãng phim TP Hồ Chí Minh (TFS) cũng bắt tay thực hiện dự án phim truyền hình chiếu Tết. “Người hoàn hảo” được xem là bộ phim duy nhất của TFS tham gia thị trường phim Tết năm  nay sau ba năm vắng bóng.

Trong khi đó, các hãng phim tư nhân càng đến gần Tết càng nở rộ các dự án phim được công bố. Dựa án phim mới nhất vừa được công bố là “C13 đón Tết” (đạo diễn Đào Duy Phúc) do Smart Media thực hiện. Smart Media là nhà sản xuất của 2 seri phim sit-com về đề tài học trò “Bộ tứ 10A8” và “Những phóng viên vui nhộn”.

Hình ảnh trong phim
Hình ảnh trong phim "C13 đón Tết"

“C13 đón Tết” là bộ phim thuộc thể loại phim hài, lấy ý tưởng từ hiện thực cuộc sống hiện nay nhiều người đang có xu hướng lạm dụng nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, nhất là hình thức “đốt vàng mã” tràn lan, thái quá.Bộ phim có sự tham gia của dàn diễn viên hài gạo cội như: Phú Đôn, Kim Xuyến, Minh Hương, Trúc Mai, Thiện Tùng, Lý Chí Huy, Lương Giang…

FPT Media góp vui thị trường phim Tết với “Tháng Củ Mật” (đạo diễn Nguyễn Danh Dũng) vào lúc 20h00 trên kênh VTV1 từ ngày 24.1.2011 đến ngày 1.2.2011 (tức từ 21 đến 29 Tết Âm lịch)...

Hai diễn viên hài quen thuộc Công Lý và Vân Dung trong
Hai diễn viên hài quen thuộc Công Lý và Vân Dung trong "Tháng củ mật"

Trước đó, Hãng phim Đông A cho biết sẽ ra lò 2 bộ phim Tết là “Ra ngõ gặp xuân” (5 tập, đạo diễn Quang Đại) và “Tía ơi về ăn Tết” ( 4 tập, đạo diễn Nguyễn Quang Hưng) cho HTV và SCTV.

Bình Minh trong
Bình Minh trong "Ai cũng có Tết"

Hãng phim TV Plus sản xuất hai bộ phim là “Vua bếp” (2 tập, do đạo diễn Nguyễn Dương thực hiện) và “Ai cũng có tết” (5 tập, đạo diễn Phương Điền). Hãng phim Sao Thế Giới cũng có kế hoạch sản xuất phim dài 2 tập “Bi hài số đỏ”…

Phim
Phim "Tía ơi về ăn Tết"

Ngoài ra, công ty HIC phối hợp cùng Công ty V-Art sản xuất bộ phim “Nụ hôn giao thừa” (5 tập, đạo diễn Xuân Phước) với phần kịch bản của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. MT Picture  thì góp mặt với  2 phim “Gọi nắng” và “Mua láng giềng gần”.

Chờ ở chất lượng

Đã xa rồi cái thời làm phim truyền hình chỉ là sở hữu độc quyền của các hãng Nhà nước. Thị trường phim truyền hình Tết 2011 thực sự sôi động khi có sự nhập cuộc của nhiều đơn vị tư nhân. Sự vào cuộc của các hãng phim tư nhân, lạc quan sẽ thấy rằng đây là tín hiệu vui bởi không chỉ khiến cho món ăn tinh thần trong những ngày Tết phong phú hơn mà còn tạo ra sự cạnh tranh để các hãng phải chú ý đến chất lượng các bộ phim. 

Điều này cũng sẽ khiến cho khán giả đặt câu hỏi về chất lượng các bộ phim truyền hình chiếu Tết Tân Mão 2011? Liệu chất lượng có đồng hành cùng số lượng phim?

Thái Hòa trở lại với
Thái Hòa trở lại với "Vua bếp"

Có thể thấy các phim chiếu Tết hầu hết là các phim có nội dung nhẹ nhàng, hài hước, mang lại tiếng cười cho khán giả trong những ngày đầu Xuân. Điều khó là phim hài không chỉ được làm trong dịp Tết mà rải rác trong cả năm cộng thêm nhiều đĩa hài cũng phát hành đồng loạt. Vì thế, ít nhiều nội dung phim khó tránh bị trùng lặp và quá quen với khán giả. Làm thế nào để nội dung phim không bị nhàm và nhạt là điều không hề dễ! Đơn cử như “Một tuần làm dâu” của VFC nói về mối quan hệ đã quá quen thuộc là mẹ chồng – nàng dâu. Làm thế nào để những tình huống trong phim không khiến khán giả biết rồi khổ lắm nói mãi và vẫn bật cười?

Không chỉ thế, số lượng diễn viên hài không nhiều trên cả hai miền Nam, Bắc. Sự lặp lại trong các vai diễn cũng dễ khiến khán giả nhàm chán!Thêm nữa, diễn viên “chạy sô” đóng phim cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng các vai diễn.

Các hãng phim đều cho rằng làm phim truyền hình Tết không có lãi nhưng thực tế càng gần Tết thì càng có nhiều dự án phim. Âu cũng là điều dễ hiểu bởi Tết vẫn là mùa của phim Việt, dù là phim chiếu rạp hay phim truyền hình. Việc làm phim truyền hình Tết cũng được cho là yếu tố khẳng định thương hiệu của các hãng phim. Vì thế, được hay mất còn chờ ở chất lượng phim!

Lịch chiếu phim Tết:

“Ra ngõ gặp xuân” (kênh SCTV 14):  20h – 21h  từ ngày 13 đến hết ngày 19.1.2011

“Tía ơi về ăn tết” (kênh HTV7): 20h45 ngày 4-5.2.2011 (mồng 2 và 3 Tết)

“Tháng củ mật” (kênh VTV1): 20h từ ngày 24.1.2011 đến ngày 1.2.2011 (tức từ 21 đến 29 Tết)

“C13 đón Tết” (kênh VTV3): 22h20 các  ngày từ 1 đến 6 Tết

“Mua láng giềng gần” (kênh HTV7): 13h ngày 4.2.2011 (Mùng 2 Tết)

“Vua bếp" (kênh HTV9):18h00 ngày 4 -5.2.2011 (mùng 2, 3 Tết )

“Ai cũng có tết” (kênh VTV1): 20h các ngày 7-12.2.2011 (mồng 5,6,7,8,9 Tết )

 

                                                                                    Theo Bao LĐ

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục