(HBĐT) - Ngày ông Công, ông Táo đến trong tiết trời giá rét. Dẫu vậy, trên khắp các phố phường, khu chợ, không khí tấp nập người mua, người bán, hàng mã, hương, hoa, cá chép đủ loại như làm cho Tết đến, xuân về ấm áp hơn.

 

Hết giờ làm buổi chiều ngày 22 tháng chạp, chị Bùi Thị Thúy ở tổ 9, phường Tân Hòa (TPHB) và mấy chị em cùng cơ quan rủ nhau ra chợ sắm đồ, cỗ cúng ông Công, ông Táo. Chị Thúy cho biết, năm nào, gia đình chị cũng sắm đồ từ hôm trước đến sáng ngày 23 cúng, hóa vàng để Táo quân lên thiên đình báo cáo sớm về mọi nỗ lực của cả gia đình trong suốt một năm. Đồ cúng nhà chị luôn có ba chú cá chép sống có màu vàng óng. Ngoài ra còn có các loại hương hoa, hàng mã. Tuy nhiên, nhà chị Thúy năm nay mua sắm vừa phải vì giá cả đắt đỏ, một phần vì chị nghĩ cúng bái cốt thành tâm.

 

Nhà chị Thúy cúng cá chép sống, có nhà lại cúng theo kiểu rán lên hay cúng cá chép giấy rồi hóa vàng… Mỗi người có một cách thờ cúng, lý giải khác nhau nhưng mỗi người đều hiểu ý nghĩa của việc cúng cá chép là sự mong ước “đầy đủ, dư thừa” trong năm mới. Theo nhiều bậc cao niên thường kể: ngày trước, không chỉ dịp cúng ba ông đầu rau mới dùng cá chép mà trong cả ngày giỗ chạp... đều có nồi cá chép kho, rán, thậm chí làm gỏi để thắp hương. Theo tiếng Hán, tên chữ của cá chép là "lý ngư", bị đọc lệch ra là "lý dư". "lý" là đương nhiên, lẽ phải; "dư" là đầy đủ, dư thừa. Thông qua món ăn, mọi người nông dân xưa vốn quanh năm phải lo đối mặt với nghèo đói mong muốn được đầy đủ hơn.

 

Với đa số người dân TP Hòa Bình nhà nào cũng cúng cá chép sống rồi đem thả ra sông Đà. Ngày này cũng thật vui bởi không khí huyên náo chọn cá tại các khu chợ, rồi hình ảnh các bà, các cô, người xách túi bóng, người cầm chậu, ca nhựa đựng cá mang về nhà. Sau khi lễ cúng, các nhà lại ra bờ sông Đà để thả cá. Nhiều nhà cẩn thận còn đứng chờ cá bơi ra xa, “ an toàn” mới quay về.

 

Không khí của ngày Tết Nguyên đán đã thực sự đến khi ông Táo lên báo cáo thiên đình. Trong các gia đình nhà cửa được dọn dẹp, bày bượm khang trang; đường phố và các khu chợ rực rỡ, náo nhiệt, lòng người thật xốn xang. Tuy mỗi người tổ chức cúng, quan niệm về tết ông Công, ông Táo khác nhau. Nhưng với tôi, ý nghĩa của ngày này luôn là sự lưu giữ nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp.

 

Dưới đây là một số hình ảnh về cúng ông Công, ông Táo ở TPHB

 

Thị trường hàng mã năm nay xuất hiện một số sản phẩm ăn theo cơn sốt vàng như cành lộc vàng, bông sen vàng, quả dứa vàng...với giá giao động từ 70-150.000đ/sản phẩm. 

 

Sự hiện diện của cá chép có ý nghĩa linh thiêng, gửi gắm sự tôn thờ, thành tâm đến thần linh, trời đất ( ảnh: người dân mua cá chép tại chợ Nghĩa Phương, TPHB)

 

Người dân thành phố Hòa Bình phóng sinh cá chép tại sông Đà

 

 

 

                                                                                    HD -CL -BM

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục