Ngày 18/2 ( tức 16 tháng giêng âm lịch) ngư dân Đà Nẵng nô nức khai hội cầu Ngư. Lễ hội cầu ngư sẽ diễn ra sôi nổi tại biển Nguyễn Tất Thành quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng trong 2 ngày (18, 19/2 dương lịch).

 

Như đã thành thông lệ, cứ đến ngày 16,17/1 Âm lịch hàng năm trên bãi biển đường Nguyễn Tất Thành - Đà Nẵng lại diễn ra một lễ hội lớn của ngư dân. Đó là Lễ hội Cầu ngư của người dân chài Đà Nẵng. Theo các ngư lão Đà thành thì “cầu Ngư” để mong cho trời yên biển lặng, cho thuyền đầy tôm cá. Và khi con người bao đời nay luôn phải đối mặt với bão giông và nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả, thì “cầu Ngư”là để bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống…

Lễ hội cầu Ngư của ngư dân Đà Nẵng hiện đã trở thành nét văn hóa truyền thống và tâm linh của người đi biển miền Trung…

Truyền thuyết kể rằng, lễ hội cầu Ngư được xuất phát từ lễ tế Cá  Ông (cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư dân Đà Nẵng. Đối với dân vạn chài thì thờ phượng Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá.

“Ông” là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt qua tai nạn khi lênh đênh trên biển cả. Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết xong, ngư dân tổ chức lễ tế cá Ông lồng ghép dưới hình thức Lễ hội Cầu ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam. Tại Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức rầm rộ ở những vùng chài ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp...

Còn theo các nhà nghiên cứu thì: Lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng là lễ hội truyền thống của địa phương được tổ chức vào tháng Giêng hằng năm với các nghi lễ như Lễ Nghinh thần, Lễ Cầu an...Cầu ngư còn là một loại hình lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền ven biển thành phố Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống, được bà con ngư dân tổ chức vào các ngày 16,17/1 Âm lịch hàng năm trên bãi biển đường Nguyễn Tất Thành...

Lễ hội gồm hai phần chính: Phần lễ được mở đầu với Lễ Nghinh Ông (Ông là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt qua tai nạn khi lênh đênh trên biển cả) được bà con ngư dân tổ chức trang nghiêm với lễ rước trên biển để bày tỏ sự đoàn kết giữa các vạn chài, chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển.

Tô đậm thêm không khí trang nghiêm của buổi lễ, Ban Nghi lễ Nhà thờ các phường chài sẽ tiến hành các nghi lễ cầu an, cầu ngư với mục đích bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ các bậc tiền nhân quá cố và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, cầu một mùa đánh bắt hải sản thắng lợi, đời sống ngư dân ấm no hạnh phúc. Điều đó còn thể hiện khát vọng bình yên trong cuộc sống của ngư dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển.

Phần Hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi, lành mạnh với các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao mang đậm sắc thái của bà con vùng biển như: thi đan lưới, thi làm gỏi cá, ngoáy thúng, hô bài chòi; các môn thể thao: bóng đá bãi biển, kéo co, đẩy gậy với sự tham gia của các phường chài …

Năm nay, Lễ hội cầu Ngư cũng được diễn ra sôi nổi tại biển Nguyễn Tất Thành quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng trong 2 ngày (18, 19/2 dương lịch).

Theo kịch bản, ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các gia ngư phủ đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đánh cá đều chăng đèn kết hoa. Ban tổ chức sẽ chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế.

Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Đó là lễ Cá Ông chứng giám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương…

Phần Hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi, lành mạnh với các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao mang đậm sắc thái, trò chơi dân gian của bà con vùng biển như: thi đan lưới, thi làm gỏi cá, ngoáy thúng; các môn thể thao: bóng đá bãi biển, kéo co, đẩy gậy với sự tham gia của 10 phường chài trên địa bàn đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến xem cổ vũ. Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân…

Được biết, ngay sau lễ hội cầu Ngư, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Đà Nẵng đã xuất hành ra khơi để “ hái lộc biển đầu năm”. Hy vọng, một vụ mùa tôm cá bội thu, một năm trời yên biển lặng cho ngư dân Đà Nẵng…

PV Cand online giới thiệu với độc giả một số hình ảnh lễ khai hội cầu ngư Đà Nẵng 2011 tại biển Nguyễn Tất Thành vào sáng nay ngày 18/2:

Lễ hội cầu ngư được diễn ra sôi nổi tại biển Nguyễn Tất Thành hứa hẹn một năm trời yên biển lặng, vụ mùa tôm cá bội thu cho ngư dân Đà Nẵng.

Ngay sau Lễ “cầu Ngư”, đại gia đình của cụ Nguyễn Văn Thuận trú tổ 21 phường Thanh Khê Tây – quận Thanh Khê – Đà Nẵng đã hái lộc biển đầu với mẻ lưới đặng đầy tôm cá.

Đình thờ cá ông hình thuyền cá hướng ra biển được xây dựng ngay tại bờ biển Nguyễn Tất Thành - Đà Nẵng.

 

                                                                  Theo CAND

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục