Đông đảo du khách thập phương đến cầu may tại Đền Bờ nhân dịp đầu năm.

Đông đảo du khách thập phương đến cầu may tại Đền Bờ nhân dịp đầu năm.

(HBĐT) - Tết Nguyên đán Tân Mão, CBCCVC được nghỉ tổng cộng 8 ngày. Quy định của Nhà nước tạo điều kiện cho mọi người được vui Tết, đón xuân nhiều ngày, sau đó bắt tay ngay vào lao động, học tập với chất lượng và hiệu quả cao.

 

Sau những ngày nghỉ Tết, ngày đầu tiên đi làm, mồng 6 Tết, lãnh đạo tỉnh, nhiều huyện, thành phố trong tỉnh đã phát động và tham gia Tết trồng cây, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quý I/2011. Mồng 9 Tết, các đoàn công tác của ngành NN&PTNT đã xuống các huyện, thành phố kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm - xuân. Nhiều ngành, đơn vị đã ra quân đầu xuân. Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải trực hoặc hoạt động liên tục trước, trong và sau Tết như: LLVT, điện lực, các cơ quan báo chí, y tế, giao thông, thương mại, dịch vụ, vệ sinh môi trường vẫn đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao... Tuy nhiên, “dư âm Tết” cùng quan niệm lạc hậu tháng giêng là tháng ăn chơi cùng các trào lưu khác như ngày lễ tình nhân (Valentin), Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả làm việc. Những ngày đầu năm của nhiều cơ quan, đơn vị chủ yếu là  các cuộc giao lưu, gặp gỡ, chúc tụng, họp mặt đầu xuân... Dễ dàng bắt gặp những đoàn CB-CC-VC kéo nhau thăm hết nhà này lại sang nhà khác để ăn uống, hát hò. Tháng giêng cũng là mùa lễ hội nên không ít CB-CC-VC kéo nhau đi hội, đền, phủ để công sở trống vắng. Một số CB-CC-VC đảo qua nơi làm việc, gọi là nộp mặt, rồi lặn cả ngày để tiếp tục tụ tập, hội hè.

 

Mồng 7 tháng giêng (ngày 9/2), ngày làm việc thứ 2 sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão, chúng tôi có mặt tại chùa Tiên - Phú Lão (Lạc Thủy), bên cạnh những đoàn xe của du khách thập phương đến hành hương, bắt gặp nhiều xe mang biển xanh. Những người trên xe không phải ai khác mà là CBCC các cơ quan, sở, ngành, huyện, thành phố. Sử dụng xe công để hội hè, đi lễ trong ngày làm việc quả là không còn là chuyện hiếm. Tất nhiên xe đi là phải đổ xăng, người đi phải ăn uống, sinh hoạt.

 

Mồng 8 tháng giêng (ngày 10/2), ngày làm việc thứ 3 sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán tại lễ hội Khai hạ Mường Bi 2011 lại bắt gặp không ít những xe biển xanh chở CB, CC, VC đi lễ hội, mặc dù trong số này nhiều người không thuộc diện là đại biểu hay khách mời. Tất nhiên sau đó là những cuộc gặp gỡ, giao lưu đầu xuân. Có ngành còn thực hiện sáng kiến “giao ban” đầu xuân giữa các huyện, thành phố nhân dịp lễ hội khiến lãng phí thời gian và tiền của mà không đem lại hiệu quả về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như KT-XH.

 

Tháng giêng là tháng ăn chơi nên không ít doanh nghiệp, người dân ngại hoặc tránh đến cơ quan công quyền trong những ngày sau Tết. Người dân cần xác nhận, công chứng hồ sơ, giấy tờ những ngày này quả là khó. Lý do chủ yếu bởi dư âm Tết vẫn kéo dài nên rất dễ bị xui xẻo phải đợi chờ, chầu chực mà chưa chắc đã được việc. Không phải do đông người mà có thể công chức chịu trách nhiệm thụ lý hồ sơ, cán bộ ký duyệt hoặc nhân viên đóng dấu lại đang bận rộn chúc tụng, chưa kịp có mặt.

 

Tháng giêng là tháng ăn chơi nên đã xuất hiện tâm lý xả hơi, lơi lỏng với công việc chung nên khi tham gia giao thông, dù không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định, điều khiển ô tô, mô tô sau khi uống rượu bia  cũng không ngại bị kiểm tra... bởi các lực lượng chức năng có phần nới tay hơn trong tuần tra, kiểm soát.

 

Với tâm lý ngày đầu xuân phải vui vẻ nên nhiều vụ việc bị gác lại, nhất là những va chạm, mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu nại... với lời giải thích: “Để qua rằm mới giải quyết cũng đâu có muộn”. Vậy là những người có liên quan đành âm thầm chịu đựng cho đến lúc dư âm Tết nhạt dần mới dám trình bày.

 

Thực tế trên cho thấy, để tiếp tục phát huy những kết quả tích cực của cải cách hành chính trong năm qua và tiến tới xóa bỏ hủ tục “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, ngay từ những ngày đầu năm, bộ máy công quyền cần gương mẫu vận hành nghiêm túc, bảo đảm chất lượng và giờ giấc làm việc theo quy định.  Các ngành, cấp kịp thời nắm lại tình hình, tập trung chỉ đạo mọi mặt công tác, thúc đẩy hoạt động SX-KD, tạo khí thế thi đua lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ngay từ những ngày đầu năm mới

          

 

                                                                                                 Bùi Đức

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục