Sau hơn 30 năm gắn bó với nhiếp ảnh, ngày 20.3 tới đây, Hoàng Quốc Tuấn sẽ ra mắt tập sách ảnh đầu tiên mang tên Qua ô cửa.

 

 

 Tác phẩm "Chào người mới" của Hoàng Quốc Tuấn

Sau 31 năm gắn bó với nhiếp ảnh, Hoàng Quốc Tuấn là người VN duy nhất được Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhiếp ảnh bậc thầy” (Master FIAP).

Hoàng Quốc Tuấn cho biết anh đã dành ra 3 năm để chuẩn bị cho sự kiện này. Hơn 30 năm cầm máy mà chỉ chọn có 99 tác phẩm để in thành sách đủ biết anh rất khắt khe với chính mình. Trong 99 tác phẩm này, anh lại chọn ra 60 bức in trên chất liệu canvas (vải bố loại rất mịn) để triển lãm.

Ảnh của Tuấn là những thông điệp về cuộc đời, tình bạn, tình yêu, tình mẫu tử... Sự quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, môi trường…Ở Bếp ấm của người dân tộc Bana, giữa cái nền đen và ửng đỏ của vách đất thì điểm nhấn là vệt khói bếp hắt xiên theo ánh nắng, đẹp như tranh sơn dầu. Ở Bình yên, trên mảng màu xám ngắt của mái nhà gỗ của người dân vùng Tây Bắc thì những dây bí bò lên mái nhà làm dịu lại và ấm thêm bởi những trái bí màu đỏ ửng. Ảnh của Tuấn đôi khi còn gây “choáng” như ở bức Chào người mới: một đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ, cất tiếng khóc chào đời trong khi thân thể còn loang lổ vệt máu, dây nhau rốn còn chưa kịp cắt…

Cuộc triển lãm và ra mắt tập sách mang cùng tên Qua ô cửa sẽ diễn ra lúc 9 giờ ngày 20.3 tại Phân xã TTXVN (116-118 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM), trong đó 60 bức ảnh của triển lãm sẽ được bán đấu giá và tác giả sẽ trích 50% tổng thu sung vào Quỹ Chắp cánh ước mơ tuổi thơ của TTXVN.

 

                                     Theo ThanhNien

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục