Con đường đang được đề xuất đặt tên Trịnh Công Sơn - Ảnh: B.N.L

Con đường đang được đề xuất đặt tên Trịnh Công Sơn - Ảnh: B.N.L

Con đường mới mở uốn lượn theo bờ sông Hương thơ mộng được lựa chọn để đề xuất đặt tên cố nhạc sĩ tài hoa của Huế đã nhận được sự đồng thuận lớn từ Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố và công trình đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế (thuộc Sở VH-TT-DL tỉnh).

 

Tên đường Trịnh Công Sơn theo trình tự phải được HĐND tỉnh thông qua mới chính thức có tên, nhưng những người dân ở trên tuyến đường này đã rất vui mừng trước thông tin trên. Nhiều quán cà phê, quán nhậu trên tuyến đường cũng đã rục rịch “đổi tên” thành: Ướt Mi, Hạ Trắng, Mưa Hồng, Cát Bụi, Quỳnh Hương... Con đường xuất phát từ chân cầu Gia Hội, ngay đầu đường Chi Lăng, chạy dọc bờ sông Hương đến vị trí giao nhau với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, dài 600m, thảm nhựa, rộng 11m.

Đề án đặt tên đường của TP Huế (đợt VI) dự kiến đặt tên cho 71 tuyến đường mới, trong đó có 55 tên đường dành cho những nhân vật: danh nhân văn hóa, lịch sử, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hoạt động yêu nước và cách mạng, nhân vật có quê quán tại Thừa Thiên - Huế và 16 tên đường dành cho địa danh, di tích. Đợt này, lần đầu tiên TP Huế cũng đã dành riêng một con đường mới ở khu quy hoạch sau Trung tâm Thi đấu thể thao tỉnh, thuộc phường Xuân Phú, TP Huế để đặt tên liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Đề án đã trình lên HĐND tỉnh để thông qua trong thời gian tới.

Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở VH-TT-DL, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố và công trình đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là đối với những danh nhân, nhà hoạt động cách mạng, thầy thuốc, văn nghệ sĩ... có công, trong đó có Trịnh Công Sơn thì phải ưu tiên trong đợt đặt tên đường phố lần này”.

 

                                             Theo ThanhNien

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục